Thứ Ba, 17 tháng 2, 2009

3. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (01)

3. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC CHẶNG ĐƯỜNG KHỔ GIÁ (01)



Đường thập tự giá – L : Via Crucis ; E : (the) Way of the Cross ; F : Chemin de Croix ; hoặc Đường thương khó - L : Via Dolorosa ; E : Way of Grief hoặc Way of Suffuering ; F : Chemin de la Souffrance : Đường Thương Khó ở Giê-ru-sa-lem (dù mãi tới thế kỉ XVI mới chính thức mang tên như vậy, với bảng tên đường được viết bằng 3 ngôn ngữ : Tiếng Hip-ri, tiếng A-rap, tiếng Latin) đã được những người hành hương Thánh địa xác định ngay từ thời hoàng đế Constantine.

Truyền thống kể rằng chính Đức Trinh Nữ Maria mỗi ngày đều kính viếng nơi Con Ngài đã chịu thương khó, và Thánh Hieronimus đã chỉ dẫn cho các khách hành hương ở khắp nơi về thăm Thánh địa các vị trí trên chặng đường thương khó mà Chúa Giêsu đã đi qua. Thánh nữ Sylvia (khoảng năm 380) có tường thuật tỉ mỉ các trải nghiệm của bản thân trong tác phẩm Peregrinatio ad loca sancta [= Cuộc hành hương đến Đất Thánh], nhưng không nêu ra một chỉ dẫn cụ thể nào về con đường.

Vẫn theo truyền thống, con đường này (Via Dolorosa) bắt đầu từ ngay phía trong Cổng Thánh Stêphanô, cũng gọi là Cổng Sư Tử, tại trường tiểu học Umariya, gần nơi trước kia là Đồn Antonia, dẫn về hướng tây, qua thành cổ Jerusalem, kết thúc tại Nhà thờ Mộ Thánh.

Tuy nhiên cũng từ rất sớm, tín hữu khắp nơi mong muốn tái hiện lại Đường Thương Khó ở địa phương mình để tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu. Từ thế kỉ V, nơi tu viện Thánh Stêphanô tại Bologna, một quần thể các nhà nguyện đã được Thánh Petronius, giám mục Bologna, cấu trúc với ý tưởng trình bày các vị trí quan trọng tại Jerusalem, do đó tu viện được biết đến với danh xưng Hierusalem. Các kiến trúc này có thể được coi như khởi điểm cho việc phát triển các "Chặng đường Thánh giá" (E : Stations of Cross) sau này.


(Đệ tử Giu-se)

Không có nhận xét nào: