Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC - 03 - 04

TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC
03 - 04

3. Kinh Tin kính – Điều thứ nhứt (tiếp theo) : 
Dựng nên trời đất





4. Kinh Tin kính – Điều thứ hai : 
Tôi tin kính Đức Chúa Kirixitô 
là Con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi





(Còn tiếp)





































Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC - 01 - 02

TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC 
01 - 02

1. Tiểu dẫn sách Thánh giáo





2. Kinh Tin kính – Điều thứ nhứt : 

Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng





(Còn tiếp)

























Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC

TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC


Trang đầu của sách
Tứ nguyên ảnh hình thuyết lược, 1951


Trang 2 của sách
Tứ nguyên ảnh hình thuyết lược, 1951


Trang Tóm lược tổng quát
của bản tiếng Anh


Trang Tóm lược tổng quát
của bản tiếng Bồ-đào-nha



Trang Tóm lược tổng quát
của bản tiếng Pháp



Trang Tóm lược tổng quát
của bản tiếng Việt


     “TỨ NGUYÊN ẢNH HÌNH THUYẾT LƯỢC là tựa đề tiếng Việt của một bộ sách Giáo lí Công giáo nổi tiếng được minh hoạ bằng 70 bức tranh khắc ván. Tựa đề này có nghĩa là : Bốn lẽ chính [trong Giáo lí Công giáo] được trình bày bằng hình ảnh với phần cắt nghĩa gọn. Nhưng tựa đề bản gốc bằng tiếng Pháp và các bản dịch sang các ngôn ngữ khác lại có nghĩa là Giáo lí qua hình ảnh (tiếng Pháp : Catéchisme en Images, tiếng Anh : Catechism in Pictures, tiếng Bô-đào-nha : Catecismo Illustrado). Tác giả [không thấy ghi tên trong bộ sách] là cha Vincent Paul Bailly, in lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, chỉ là các tranh đen trắng, với dấu chuẩn ấn đề ngày 13 tháng Ba, năm 1908. Kích thước mỗi tranh là 48 cm × 66 cm. Nhưng các lần in về sau, bộ sách được thu nhỏ, kích thước mỗi tranh chỉ còn 21 cm × 28 cm, in trên trang giấy kích thước 25 cm X 36 cm ; đây cũng là kích thước của bộ sách in bằng tiếng Việt.

     Các tranh minh hoạ được in trên trang số lẻ, các lời giải thích in trên trang chẵn nhỏ hơn 1 đơn vị, tức là cứ trang in lời giải thích ở bên trái, thì bên phải là trang in tranh minh hoạ. Các tranh in mộc bản này dù là tranh đen trắng, nhưng rất tinh tế. Có xem chính các bản in mới có thể cảm nhận những chi tiết kì công của hoạ sĩ bậc thầy trong thể loại tranh khắc ván. Cả bộ sách không biết bao nhiêu nhân vật, cùng các khung cảnh làm nền cho các bức hoạ, mà mỗi nhân vật, mỗi chi tiết đều được diễn tả hết sức linh động, lôi cuốn.

     Sau này có ấn bản bằng tiếng Bồ-đào-nha, như chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây, đã tô mầu tất cả các tranh đó, mà nghệ sĩ làm công việc tô mầu cho các bức tranh này cũng rất tài hoa, không những không làm mất đi những nét uyển chuyển của các tranh gốc đen trắng, mà lại càng làm cho các hình ảnh thêm sống động.

     Bộ sách này đã được in lại nhiều lần, cũng như được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Bản tiếng Việt được dịch và in theo nguyên bản tiếng Pháp, do nhà in Maison de la Bonne Presse, số 5, đường Bayard, Paris-VIIIe. Không biết dịch giả là ai, chỉ biết ở trang 2 có các dòng chữ sau :

J’ accorde l’imprimatur pour la traduction en annamite du
Catéchisme en Images de la Bonne Presse.
Cùlao Gien, le 10 aout 1923.

IMPRIMATUR :
Saïgon, le 2 février 1951.
J. Cassaigne,
Vic. Apost.

     Tạm dịch :

Tôi cấp chuẩn ấn cho bản dịch tiếng Việt
của sách Giáo lí qua hình ảnh của nhà in Bonne Presse.
Cù lao Giêng, ngày 10 tháng Tám, năm 1923

Chuẩn ấn :
Saigon, ngày 2 tháng Hai năm 1951.
J. Cassaigne,
Giám quản Tông toà.

     Bản tiếng Việt theo ngôn ngữ miền Nam, cộng thêm các từ ngữ xưa, nên có thể là hơi xa lạ với người thời nay, nhưng lại rất chuẩn về chính tả, từ các dấu chấm câu được dùng rất chính xác, đến các quy tắc dấu hỏi – ngã, các phụ âm đuôi..., có thể nói không ngoa đây là một trong những sách làm mẫu mực cho những tác giả ngày nay về tính cẩn thận, chuẩn xác.

     Nội dung của bộ sách cắt nghĩa bốn lẽ chính trong Giáo lí Công giáo, như tóm tắt trong Lời dẫn đầu sách :

I. Kinh Tin kính các thánh Tông đồ đã truyền ;
II. Các phép Bí tích ;
III. Mười Giái răn Đức Chúa Trời và sáu Luật điều Hội thánh ;
IV. Cách đọc kinh cầu nguyện, tứ chung loài người, tội – phước, thương xác và linh hồn có mười bốn mối.

     Như vậy, đây vẫn là cấu trúc cơ bản của Giáo lí Hội thánh Công giáo. Quyển Giáo lí hiện nay, được đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1992 vẫn theo cấu trúc như vậy, chỉ là mở rộng các đề tài Giáo lí, dẫn dắt người giáo dân sống đời sống đức tin trong hoàn cảnh thời đại mình.

     Ngoài ra, các câu chuyện, các hình ảnh trong quyển Tứ nguyên ảnh hình thuyết lược này phần lớn được rút ra từ Kinh Thánh, thêm vào một ít câu chuyện về cuộc đời trần thế của các vị thánh, là những người đã sống lời Chúa, là những mẫu gương cho người tín hữu.

     Vì thế, có thể nói, quyển sách TNAHTL này vẫn không hề lỗi thời, dù lời văn trong đó hơi cổ xưa. Nếu như dựa trên sách Giáo lí mới, diễn tả theo ngôn ngữ thời đại, mà ngay cả khi chưa thể làm được những điều đó, thì đây vẫn cứ là quyển Giáo lí có giá trị, phù hợp với mọi tín hữu. Không những thế, khi đọc quyển Giáo lí này, người tín hữu lại có dịp học biết thêm về Kinh Thánh.

     Phần trình bày sau đây xin gửi đến qu‎ý độc giả các ảnh chụp lại bộ sách này, vì hiện nay, muốn tìm được nguyên bản như bản in năm 1951 không phải dễ dàng. Các trang ảnh xin trình bày ở đây là các ảnh mầu, từ quyển Catecismo Illustrado (tiếng Bô-đào-nha) ; các trang cắt nghĩa là các ảnh chụp đen trắng từ bản tiếng Việt. Vì chưa có điều kiện để cung cấp một bản theo định dạng Word hay Text chẳng hạn, xin quý độc giả vui lòng đọc trên ảnh chụp.


Còn tiếp








Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

HÃY CẦU NGUYỆN CHO VIỆT NAM

HÃY CẦU NGUYỆN CHO VIỆT NAM










CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN

CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN



Năm C - 2019

Tin Mừng Lu-ca 13:22-30


Thầy trò đi tới Thánh đền
Qua làng mạc, thị thành liền tiếp đây
Một môn đệ mới hỏi Thầy
Số người được cứu rỗi này ít thôi ?

Chúa liền dạy bảo những lời
Hãy vào đường hẹp đi ngay cấp thời
Chủ nhà vào trước xong xuôi
Cửa ngoài đóng lại gõ hoài im re

Từ trong tiéng nói phán ra :
Hỡi loài gian ác đi xa chốn này
Mọi người Nam Bắc Đông Tây
Được vào chung hưởng, con bày loại ra.


Chúa nhật năm C - 2019




CHÚA NHẬT - NGÀY CỦA CHÚA

CHÚA NHẬT - NGÀY CỦA CHÚA


Khởi nguyên Chúa dựng vũ hoàn
Trời đất muôn vật vẹn toàn xong xuôi
Ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi
Cựu Tân Ước tiếp khắp nơi mọi miền

Thành Ngày của Chúa mang tên
Tùy luôn Giáo hội nhận đem thi hành
Bằng vào cách sống thanh nhàn
Việc thờ phượng Chúa tha nhân thắm tình

Mỗi nơi Giáo hội phát minh
Việc làm hợp với tâm tình anh em
Quê hương cảnh sống triền miên
Hợp tình hợp lý chốn mình giữ chung.

Ngày của Chúa. 2019.