Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

CHA ĐẮC-LỘ

CHA ĐẮC-LỘ





Tạ ơn Thiên Chúa thương ban
Cho cha Đắc-lộ mọi đàng thông minh
Lòng hăng say giảng Đức tin
Cho người Châu Á nhận nhìn biết luôn

Con đường chính đạo trường tồn
Chúa Trời duy nhất khắp trong vũ hoàn
Ban Cha tài đức khôn ngoan
Biết đem sáng kiến giảng loan Tin Mừng

Hợp hòa văn hóa địa phương
Giảng bằng ngôn ngữ dân làng khắp nơi
Việc truyền giáo giúp lòng người
Dễ dàng hiểu biết đồng thời tin theo.


CHA ĐẮC LỘ 2016.


TRƯỚC MỘ CHA

Mộ Cha nằm giữa đôi bên
Đồng hành nhân thế sống sinh trong miền
Xác thân đất mẹ giữ gìn
Hồn thiêng hiện ngự Thiên đình vinh quang

Bao công khó nhọc giảng loan
Đôi chân đi khắp nẻo đàng loan tin
Trời cao Thiên Chúa thấu nhìn
Thưởng công tận tụy hết mình hiến dâng

Xin Cha nhớ đến Việt nam
Nguyện cầu với Chúa ơn ban yên bình
Nơi Cha muốn sống hết mình

Chăm lo săn sóc dậy truyền văn minh.

*
*  *

Ngôi mồ kính nhớ muôn đời
Của người dân Việt mọi thời nhớơn
Cha Đắc-lộ, Đại ân nhân
Dòng nòi dân Việt muôn năm nhớ hoài

Xưa Cha giảng đạo một thời
Việt Nam vua Nguyễn dòng nòi nối nhau
Cha đem sức lực giảng rao
Tin Mừng cứu độ cho bao dân tình

Cha dùng mẫu tự La-tinh
Ghép vần chữ viết dậy truyền Đức tin
Tới nay chữ Việt nhận nhìn
Ngữ ngôn quý nhất khắp miền Việt Nam. .


*
*   *

Chúng con đứng trước mộ Cha
Cúi đầu bái phục cùng là cảm ơn
Cha cho đất nước chúng con
Niềm tin vào Chúa càn khôn vô bờ

Còn trao cho một món quà
Ngữ ngôn quí báu trải qua muôn đời
Bao nhiêu thế hệ dòng nòi
Cha ông con cháu dùng lời khó khăn

Ngữ ngôn phương bắc mượn vần
Khó khăn phát triển mọi đàng tới lui
Hôm nay tiếng Việt rành ròi
Con đường tiến bộ đương thời vinh quang.



Việt Nam nhờ ơn Cha. 2016 

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

THÁNH NỮ MARIA MAGDALA

THÁNH NỮ MARIA MAGDALA







THÁNH NỮ MARIA MAGDALA

          Trừ Mẹ Chúa Giêsu, thánh nữ Maria Magdala là người được các Thánh ký nói đến nhiều hơn cả. Tuy Người được tôn là thánh Bổn mạng những người bị phỉ báng, do sự đồng nhất Người với người phụ nữ tội lỗi xức dầu dưới chân Chúa Giêsu, được nói đến trong Tin Mừng Luca 7:36-50, vẫn tồn tại dai dẳng trong Giáo hội, nhưng ngày nay, phần lớn các học giả về Kinh Thánh đã nhận định rằng không hề có căn cứ thánh ký nào để có thể đồng nhất hai phụ nữ này. Theo Luca 8:2, Maria Magdalena – có nghĩa là người xứ Magdala – là người phụ nữ đã được Chúa trừ khỏi bảy quỷ.

          Cha Wilfrid J. Harrington, O.P., viết trong New Catholic Commentary rằng : “bảy quỷ” “không có nghĩa là Maria có một cuộc sống vô luân – một kết luận không đúng do sự đồng nhất cách lầm lẫn với người phụ nữ vô danh nói đến trong Luca 7:36” (“seven demons” “does not mean that Mary had lived an immoral life — a conclusion reached only by means of a mistaken identification with the anonymous woman of Luke 7:36”).

          Cha Edward Mally, S.J., viết trong Jerome Biblical Commentary,  cũng đồng ý rằng “Người không phải cùng là phụ nữ tội lỗi nói đến trong Luca 7:37, mặc dù truyền thống hoang đường bên Tây phương coi Người như vậy” (she “is not ... the same as the sinner of Luke 7:37, despite the later Western romantic tradition about her”).

          Điều được Thánh ký xác nhận, đó là : Maria Magdala là một trong những phụ nữ đã đi theo Chúa trên đường khổ nạn và đứng dưới chân thập tự giá nơi treo Chúa Giêsu (Gioan 19:25 ; Marco 16:40 ; Matthêu 27:56), chứng kiến việc mai táng Chúa (Mc 16:47 ; Mt 27:61). Thánh sử Luca cũng có tường thuật, nhưng không nêu đích danh bất cứ phụ nữ nào, kể cả Mẹ Chúa Giêsu (Lc 23:49, 58), và cũng không nêu tên người phụ nữ tội lỗi được Chúa Giêsu tha tội là ai (Lc 7:36-50). Tuy nhiên các Thánh sử đều nói đích danh một trong các phụ nữ đã đi ra mộ Chúa sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần là Maria Magdala (Lc 24:10 ; Mc 16:1 ; Mt 28:1). Đặc biệt Tin Mừng Gioan còn kể Maria Magdala là người phụ nữ duy nhất đã đến mồ buổi sáng hôm đó (20:1), và sau khi thánh nữ về báo tin cho các Tông đồ, thì Người lại theo hai vị là Simon Phêrô và người “môn đệ kia” chạy đến mồ lần thứ hai. Lần này, thánh nữ “đã thấy Chúa” và đã được “Chúa nói với Người”. Phần Phụ trương của Tin Mừng Marco cũng xác nhận : “Chúa Giêsu hiện ra trước tiên với Maria Magdala, người đã được Chúa trừ cho khỏi bảy quỷ” (Mc 16:9).

          Như vậy, Chúa Phục sinh đã chọn để hiện ra cùng thánh nữ trước hết, sai Người đi báo tin cho các “anh em Thầy” – tức là các Tông đồ. Vì thế, Người còn được tôn kính với danh hiệu : Nữ Tông đồ cho các Tông đồ” (Apostola Apostolorum).

          Trong Giáo hội Chính thống Đông phương, không những không đồng nhất thánh Maria Magdala với người phụ nữ tội lỗi, mà còn phân biệt Người với thánh nữ Maria chị em với Martha và Lazaro, và gọi vị đó là Maria làng Bethania. Dòng Benedictine cũng luôn cử hành lễ mừng ba chị em Martha vào ngày 29 thánh Bảy (lịch Công giáo hiện cũng mừng thánh Martha vào ngày này, nhưng chỉ ghi là lễ thánh nữ Martha mà thôi), và ngày 22 tháng Bảy là để kính nhớ thánh Maria Magdala như anh em Chính thống. Cùng với thánh Gioan Kim ngôn bên Đông (trong Thánh Matthêu, Bài giảng 88), cả thánh Ambrosio bên Tây phương (trong De virginitate 3,14 ; 4,15) chẳng những không coi thánh nữ Maria Magdala là một kẻ tội lỗi, mà còn coi Người là một vị thánh trinh nữ ("SS Mary, Martha and Lazarus". Ibenedictines.org. Retrieved 2014-08-06).


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

ĐÀI MẸ LA VANG NÚI GROTTO

Đại hội hành hương tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon

Hằng năm, khi toàn nước Hoa Kỳ mừng Lễ Độc Lập ngày 4 tháng Bảy, thì Giáo xứ Đức Mẹ La Vang (Parish of Our Lady of La Vang) tại Portland, bang Oregon, đều tổ chức ba ngày Đại hội hành hương tại đồi Đức Mẹ Sầu bi, hay thường gọi là Grotto. Ngoài giáo dân của Giáo xứ và các cộng đoàn vùng phụ cận, còn quy tụ thêm các cộng đoàn Công giáo thuộc vùng Tây Bắc Hoa Kỳ như Seattle, Tacoma WA, Nam và Bắc California, cộng đoàn Vancouver BC, Canada, và các cộng đoàn khác như Ba-lan, Philippines, Đại Hàn, Ấn-độ, Lào H-mong v.v…


Chú thích thêm :
Nguyên chữ Grotto (tiếng Anh) có tương đương trong tiếng Pháp là Grotte, tiếng Ý là Grotta, và có nghĩa là : hang, động, hầm... Tại Lộ-đức bên Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette tại (la) grotte de Massabielle (tiếng Pháp ; Ý : grotta di Massabielle ; có thể dịch là : hang [đá] Massabielle). Trong tiếng Anh, Grotto dùng để chỉ các hang có phong cảnh đẹp, đặc biệt chỉ các hang đá nhân tạo, được xây trong một khoảnh vườn...


Tác giả các hình ảnh trong bài này là Louis Nguyen.


ĐÀI MẸ LA VANG NÚI GROTTO






ĐÀI MẸ LAVANG NÚI GROTTO.

Grốt-tô vòng núi đi lên
Từ nay có chỗ Mẹ hiền La-vang
Dựng xây để Mẹ dừng chân
Đón chờ con cái Việt Nam du hành

Ngôi đài của Mẹ được làm
Nét xây văn hóa theo dân tộc mình
Mỗi dân tộc với lòng thành
Đem nét tuyệt đẹp tiến hành dựng nên

Trở thành đường lộ Mẹ hiền
Chung bao dân tộc mọi miền anh em
Cùng tin theo Chúa dậy truyền
Mẹ hiền dẫn dắt đi trên hành trình.


Hành hương 40. 2016.




Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

BÀI CA NÚI RỪNG

BÀI CA LÒNG XÓT THƯƠNG



Từ miền rừng núi vẳng lên
Tiếng lòng thương xót triền miên Chúa Trời
Bài ca ẩn kĩ lòng người
Bật ra tiếng hát bằng lời hôm nay

Nói lên lòng Chúa thương thay
Cỏ cây rừng núi phơi bày yêu thương
Con người sao chẳng noi gương
Giảm đi thù hận xót thương đồng nòi

Gây ra chết chóc khắp nơi
Hàng ngày tiếp diễn không vơi đau phiền
Hỡi dòng nhân thế nhìn lên
Hóa Công thương mến dạy khuyên yêu người.

Bài ca núi rừng. 2016.