Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

MỪNG XUÂN CANH TÝ

MỪNG  XUÂN  CANH TÝ


Heo đi Chuột tiến mau vào
Mùa Xuân mai nở hoa đào đua chen
Tháng năm Chúa xếp đặt nên
Bốn mùa thời tiết tròn viên mùa màng

Chúng sinh con cái nuôi chăm
Cõi trần cuộc sống tràn lan vui hòa
Tình thương Thiên Chúa bao la
Chăm lo trật tự hài hòa nhân gian

Tạ ơn Thiên Chúa thương ban
Tháng ngày trần thế hợp hoan vui mùng
Chúng con cám tạ vô cùng
Tình thương Thiên Chúa xuống chung nhân loài .
Mừng Tế Canh tý.  2020.

700 TÀI XẾ HỘI NGỘ TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC

700 TÀI XẾ HỘI NGỘ 
TẠI TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC


Nữ Nam tài xế xe hơi
Tòa Giám mục họp mọi người hân hoan
Chủ chăn đón tiếp quây quần
Nghe lời chia sẻ tĩnh tâm đón mừng

Chúa Con xuống thế ở cùng
Con người dưới thế có chung việc làm
Lao công mệt nhọc tay chân
Góp phần kiến tạo vũ hoàn đẹp luôn

Chúa trao sứ mệnh mọi đường
Con người trần thế giống dòng góp công
Chẳng ai được chối phận luôn
Cuộc đời tiền định cho chung mọi người.
Hội ngộ tai xế. 2019.



Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

HANG BELEM NHÀ THÒ TỬ ĐẠO SEATTLE

HANG BELEM 
NHÀ THÒ TỬ ĐẠO SEATTLE


Be-lem làm thật công phu
Chủ chiên mẫu vẽ thuận cho dân làm
Công lao thiện chí anh em
Thời gian chẳng kể doàn chiên góp bàn

Làm nên xứng đáng tạo thành
Một nơi Con Chúa Giáng sinh xuống nằm
Trong nhà Thiên Chúa kính dâng
Cháu con Tử đạo dón mầng Chúa Con

Giáng sinh ở giữa giống dòng
Con người dưới thế Tổ tông một nhà
Trong tình Thiên Chúa bao la
Yêu thương đại lượng hết cho nhân loài.
Belem công phu xứng. 2019.


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Ý NGHĨA NGÀY TẾT, TRỪ TỊCH, GIAO THỪA, NGUYÊN ĐÁN


Ý nghĩa các tên gọi
Tết, Trừ Tịch, Giao Thừa, Nguyên Đán

BÙI NGỌC HIỂN


      Lịch truyền thống ở nước ta tuân theo quy tắc của Âm – Dương lịch (gọi tắt là Âm lịch, viết tắt là âl), một thứ lịch pháp được dùng ở nhiều dân tộc khác như Tầu, Hàn, Do-thái... Thứ lịch gọi là “Cổ lịch Việt Nam” cho đến nay vẫn chưa thể xác định là có hay không, tất cả đều chỉ dừng lại ở các giả thuyết, tức là chỉ phỏng đoán, chưa có chứng cứ nào xác thực.

      Trải qua cả ngàn năm bị bắc phương đô hộ, việc áp dụng lịch pháp ở ta có chỗ tương đồng với lịch Tầu cũng là chuyện dĩ nhiên. Tuy thế, trong quá khứ, âl ở ta và ở Tầu vẫn có những khác biệt, không phải những người soạn lịch ta chỉ biết “bê nguyên xi” lịch Tầu vào làm lịch của mình. Những khác biệt đó là do các quan ở Khâm Thiên Giám căn cứ vào các quan sát các hiện tượng thiên văn thật xảy ra ở nước ta (thuộc kinh tuyến khác với kinh tuyến được coi là cơ sở cho các quan sát thiên văn bên Tầu). Sự khác biệt đó dẫn đến việc có những năm ở ta ăn Tết (Nguyên đán) sớm hơn ở Tầu 1 ngày, có năm sớm hơn 1 tháng.

      Về tên gọi cũng thế, phần lớn đều có tương ứng với các tên gọi của lịch Tầu, và cũng không phải là tất cả.

* Đầu tiên là tên gọi “ngày Tết”. Từ ngữ “Tết” được coi là âm đọc Nôm của chữ Nho tiết. Chữ Nho “tiết” này có nghĩa ban đầu là “mắt tre, đốt tre”, chỉ phần trên thân cây tre khác với các phần [nhiều hơn] chung quanh chỗ “đốt / mắt” đó. Sau được dùng rộng ra các lĩnh vực khác, mà về thời gian, thì dùng để chỉ những thời điểm “được coi là đặc biệt” so với khoảng thời gian trước và sau thời điểm đó, những thời điểm được coi là “làm mốc”.

      “Mốc” đầu tiên của một năm âl chính là ngày mồng 1 tháng Giêng, ngày này chữ Nho gọi là 新正節 Tân Chinh tiết, nghĩa là Tết tháng Giêng mới. Ba ngày đầu tiên Năm Mới, chữ Nho gọi là 春節 Xuân Tiết, nếu dịch sát nghĩa thì là Tết mùa Xuân, nhưng ở Việt Nam, ba ngày này vẫn quen gọi là Tết Nguyên Đán (xem thêm bên dưới).

      Ở ta trước kia, ngoài “Tết Nguyên Đán”, còn nhiều ngày “Tết” khác như Tết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng Năm âl), Tết Trung Thu (rằm tháng Tám âl)... Có thể xem hình chụp lại các trang Lịch Công giáo Địa phận Xuân Lộc các năm 1973, 1975 ở dưới đây.



Hình 1 : Một phần trang Lịch Công giáo Địa phận Xuân Lộc
năm 1973, Tết TRUNG THU nhằm ngày 11-9-1973


Hình 2 : Một phần trang Lịch Công giáo Địa phận Xuân Lộc
năm 1975, TẾT ĐOAN NGỌ nhằm ngày 14-6-1975

      Nhưng bốn năm chục năm nay, dù những ngày như thế vẫn cứ là những 節日tiết nhật [= ngày tết], người ta không còn coi đó là những ngày “tết” nữa. Bảng dưới đây liệt kê một số 節日tiết nhật :

Số thứ tự
Ngày “Tết”
Ngày âl tương ứng
Tên chữ Nho
1
Tết Nguyên đán
1 tháng Giêng
新正節 / 春節 Tân chính tiết / Xuân tiết
2
Tết Nguyên tiêu
15 tháng Giêng
元宵節 / 上元節 Nguyên tiêu tiết / Thượng nguyên tiết
3
Tết Hàn thực
3 tháng Ba
寒食節 / 百五節 Hàn thực tiết / Bách ngũ tiết
5
Tết Đoan ngọ
5 tháng Năm
端午節 Đoan ngọ tiết
6
Thất tịch
7 tháng Bảy
七夕 Thất tịch
7
Trung nguyên
15 tháng Bảy
中元節 Trung nguyên tiết
8
Đoan dương / Trùng cửu
9 tháng Chín
重陽節 Đoan dương tiết
9
Hạ nguyên
15 tháng Mười
下元節 Hạ nguyên tiết

      Nếu có điều kiện, sẽ trình bày chi tiết về các “ngày tết” này trong một bài khác.

      Ngày lễ Chúa giáng sinh (nhằm ngày 25 tháng Mười Hai dương lịch) cũng được người Tầu coi là một ngày “Tết” : 聖誕節 Thánh đản tiết, nghĩa đen là : Tết [mừng] Đấng Thánh sinh ra.

* Trừ Tịch : chữ Nho viết là 除夕 : chữ này dịch sát nghĩa là “buổi tối [cử hành việc] xua đuổi [các tà ma ác quỷ]”.

      Nghĩa riêng từng chữ :

      Chữ trừ, theo Khang Hi Tự Điển, có nghĩa là bỏ đi, xua đi (nguyên văn : : 去也 trừ : khử dã]) ; về việc quan thì trừ có nghĩa là 除去故官 , 就新官 trừ khử cố quan, tựu tân quan [= “đuổi” quan cũ, đón quan mới], cũng có nghĩa là thay đổi ( 易也 dịch dã) ; từ chữ trừ này chuyển sang tiếng Nôm thành “chừa” như : “tao thì cứ gọi là ‘chừa’ cái mặt mày ra” !

      Chữ tịch có nghĩa là buổi chiều tối, khoảng thời gian từ sau mặt trời lặn cho đến nửa đêm : nguyên văn trong Khang Hi Tự Điển :  : 晨之對 , 暮也 tịch : thần chi đối [= đối nghĩa với buổi sáng sớm], mộ dã [= buổi chiều hôm]. Sách 尚書 Thượng Thư, 大傳 Đại Truyện : kê ra 歲之夕 , 月之夕 , 日之夕 tuế chi tịch, nguyệt chi tịch, nhật chi tịch [lúc “tịch” của năm, của tháng, của ngày], và giải nghĩa như sau :  謂臘爲歲夕 , 晦爲月夕 , 日入爲日夕也 vị lạp vi tuế tịch, hối vi nguyệt tịch, nhật nhập vi nhật tịch = gọi tháng Chạp là lúc “tịch” của năm, hôm hối [= hôm không trăng] là “tịch” của tháng, lúc mặt trời lặn là “tịch” của ngày.

      Theo sách 荊楚歲時記 Kinh Sở Tuế Thì Kí thuật lại, nửa đêm mồng một tháng Giêng, thời Xuân Thu gọi là 端日 đoan nhật [= ngày đầu hết], khi gà vừa gáy, người ta đem các ống tre khô nỏ đốt ở trước sân cho nổ vang lừng, để xua đuổi lũ sơn tao, ác quỷ. Sách 神異經 Thần Dị Chí thuật : ở núi bên tây có con quái, mình dài hơn thước [thước ngày xưa, chưa đến 30 cm], chỉ có một giò, không biết sợ người, trái lại, ai phạm vào nó thì phát sốt rét. Con quái ấy gọi là con 山臊 sơn tao [nghĩa đen là giống tanh tưởi ở núi]. Hễ người ta đốt ống tre khô cho nổ vang thì con quái ấy mới sợ hãi mà tránh đi cho xa tít tắp. Sách 呂氏春秋 Lã Thị Xuân Thu, 季冬 Quý Đông, thuật : nay [= tức là “nay” lúc trước thời Tần Thuỷ hoàng, khoảng cuối thế kỉ III TCN] cứ vào hôm cận kề năm mới, người ta đánh trống đuổi ôn dịch, gọi là 逐除 trục trừ [= xua đuổi]. Theo sách 風土記 Phong Thổ Ký, tối hôm trước năm mới, người ta thức trọn đêm để chờ đón ánh sáng đầu tiên của năm, đồng thời đốt những ống tre đã phơi khô nỏ cho nổ ầm ĩ từ khoảng trước nửa đêm để “ 辟邪驅鬼 tịch tà khu quỷ” [= xua tà đuổi quỷ ; chữ tịch này có nghĩa như trừ, là xua đuổi, bỏ đi, không phải chữ tịch là buổi tối]. Việc đó trở thành tục lệ truyền từ thời tiên Tần đến nay ; vì vậy đêm trước năm mới gọi là 除夕 trừ tịch, có nghĩa là “đêm xua đuổi [tà ma ác quỷ]”.

      Có đôi câu đối kể là quen thuộc :

爆竹一聲除舊歲
桃符萬戶迓新春

                    Bộc trúc nhất thanh trừ cựu tuế ;
                    Đào phù vạn hộ nhạ tân xuân.

      = một tiếng pháo bằng ống tre nỏ xua đi năm cũ ;
          muôn nhà cài bùa bằng cành đào đón xuân mới.


      Gần đây, trên internet thấy có ai đó, chẳng biết căn cứ vào đâu, cắt nghĩa rằng : “lễ trừ tịch là lễ thay chiếu - trừ là bỏ đi, tịch là chiếu”. Thật là cắt nghĩa liều. Không có tài liệu nào nói về cái thứ “lễ” nào gọi là “lễ thay chiếu” bao giờ. Đây là sự giải nghĩa hoàn toàn bịa đặt. Quả là có chữ Nho “tịch” là chiếu thật, nhưng chữ “tịch” đó viết là  (hẳn người cắt nghĩa đã nghĩ đến cặp chữ Nho – Nôm số 46 trong 三千字 Tam Thiên Tự song lại không thuộc mặt chữ : ... sàng - giường, tịch - chiếu, khiếm - thiếu, - thừa ...), chứ không phải chữ “tịch trong “trừ tịch除夕 , cũng không phải  chữ “tịch trong “tịch tà辟邪 nói trên ! Đó gọi là “điếc không sợ súng”.

* Giao thừa : chữ Nho viết là 交承 , tuy vậy, từ ngữ 交承 giao thừa này không thể tìm thấy trong nhiều tự / từ điển chữ Nho, cả do người Tầu biên tập (như Khang Hi Tự Điển, Từ Vựng của Lục Sư Thành, Tân Hoa Tự Điển...), cả do người Việt biên tập (như tự điển Thiều Chửu, Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Trần Mô...). Trong Việt Hán Tân Tự Điển của Phó Căn Thâm, Việt Hán Từ Điển Tối Tân của Huỳnh Minh Xuân, từ ngữ “[đêm] giao thừa” được dịch sang chữ Nho lại chính là 除夕 trừ tịch, mà không có mặt chữ Nho cho “giao thừa”.

      Ngoài danh xưng 除夕 trừ tịch, người Tầu còn dùng những danh xưng khác, như : 跨年日 khoá niên nhật [nghĩa đen là ngày mà một năm nhảy vượt qua], 跨年前夜 khoá niên tiền dạ [= đêm trước ngày năm mới], 跨年日前日 khoá niên nhật tiền nhật [= ngày trước ngày năm mới], 元旦前夕 nguyên đán tiền tịch [= chiều hôm trước buổi nguyên đán], 元旦前夜 nguyên đán tiền dạ [= đêm trước buổi nguyên đán], 新年前日 tân niên tiền nhật [= ngày trước năm mới] ; không có từ ngữ nào liên quan gì đến “giao thừa” cả.

      Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh : 交承 giao thừa : cũ giao qua, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến. Nhưng mà ai giao với tiếp và giao với tiếp cái gì ? Chẳng lẽ là năm cũ giao qua cho năm mới tiếp lấy ? Trong bộ Hán Ngữ Đại Từ Điển đồ sộ gồm 13 quyển, ở quyển 2 có thấy từ ngữ 交承 giao thừa này và được giải nghĩa như sau : 謂前任官吏卸職移交 , 後任接替 vị tiền nhiệm quan lại tá chức di giao, hậu nhiệm tiếp thế = nói quan lại tiền nhiệm thôi việc thì bàn giao lại cho người sau thay lấy. Các từ điển [Tầu] trên internet cũng chỉ sao chép lại giải nghĩa này.

      Té ra 交承 giao thừa là sự “giao” [đưa cho] và “thừa” [nhận lấy] giữa 2 vị quan gọi là “tuế quan”, theo tin tưởng trong dân gian là các thần làm nhiệm vụ trực năm. Giây phút ta gọi là lúc “giao thừa” chính là 新舊歲官交承之時 tân cựu tuế quan giao thừa chi thì = lúc tuế quan cũ “giao qua” cho tuế quan mới “tiếp lấy”. Như thế có thể nói rằng danh xưng [đêm] Giao Thừa là cách nói của riêng người Việt Nam để chỉ thời khắc nửa đêm năm cũ sang năm mới, không biết do ai đề xướng và từ bao giờ, nhưng rõ ràng các cụ đã khéo chọn chữ nghĩa rất phù hợp với nghĩa của trừ trong 除夕 trừ tịch đã dẫn trên (xem lại : 除去故官 , 就新官 trừ khử cố quan, tựu tân quan).

* Nguyên đán : chữ Nho viết là 元旦 , nghĩa riêng từng chữ là :

      Chữ nguyên, sách 爾雅 Nhĩ Nhã : , 始也 nguyên, thuỷ dã = nguyên là bắt đầu, lúc đầu hết. Chữ đán, viết theo lối triện thư là 
  , cho thấy hình vẽ mặt trời  

 , tức là chữ nhật, vừa nhô lên khỏi đường chân trời.

      Vậy 元旦 nguyên đán có nghĩa là “buổi rạng đông đầu tiên [của một năm]”. Gọi Tết Nguyên Đán là nói rộng ra theo thói quen để chỉ mấy ngày đầu Năm Mới, chứ đã hết sáng Mồng Một Tết thì không thể còn có cái “nguyên đán” thứ hai, thứ ba... nào nữa trong cùng một năm !




BÙI NGỌC HIỂN

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

TỔNG GIÁM MỤC NGUYÊN NĂNG TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

TỔNG GIÁM MỤC NGUYÊN  NĂNG TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN


Sứ Thần , Giám mục Việt nam
Giáo dân tu si chứng nhân tuyên thề
Lời kinh Tin kính đọc to
Bao lời cam kết đọc vô lúc này

Tổng Giám mục phải tỏ bày
Sẵn sàng giữ đúng như đây mọi diều
Để ghi biên bản chiếu theo
Ký  chuyển La mã giáo triều lưu ghi

Đây là thủ tục mọi bề
Kết cam nhân sự trao cho chức quyền
Chủ chăn chăm sóc đoàn chiên
Thay Đấng đại điện tại trên thế trần.
Tuyên xưng đức tin.2019



CHỦ CHĂN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

CHỦ CHĂN GIÁO PHẬN PHAN THIẾT


6o năm Đức Mẹ Tàpao
Chủ chăn Phan Thiết bước vào đoàn chiên
Kế vì các Đáng tiền nhiệm
Chăn đoản chiên Chuá lâu niên Giáo phần

 Đức Cha Hùng Giám mục tân
Đã là Giám quản Giáo phận Sài gòn
Giáo Hoàng nay bổ nhiệm luôn
Chăm coi Phan thiết miền trung Giao phần

Giáo dân thương mến ân cần
Cầu xin Chúa Mẹ xuống ân cho Ngài
Hầu cho gồng gánh đôi vai
Nhẹ nhàng cất bước đường dai chăm lo .
Giám mục nhạn chức. 2019.





Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

LỄ CHÚA HIỂN LINH

LỄ CHÚA HIỂN LINH


Tin Mừng Mat-thêu 2:1-12

Trời đông xuất hiện ánh sao
Ba nhà bác học rủ nhau lên đường
Hỏi vua Hê-rốt gốc nguồn
Nhà vua lúng túng sai cùng hỏi han

Các ngài tìm biết rõ ràng
Về mau ghé lại chỉ đàng cho tôi
Ba ngài thờ lậy Chúa rồi
Đi đường lối khác về xuôi quê mình

Vua Hê-rốt tức cuồng điên
Lệnh truyền đi khắp các miền tìm mau
Trẻ em mới sinh sản nào
Giết đi tránh hậu quả hầu mất ngôi.

Chúa tỏ mình. 2019




MỪNG CHA HOÀNG ĐỨC TOÀN

MỪNG CHA HOÀNG ĐỨC TOÀN


19 tháng 12 cửa Trời mở
Ơn ban Thiên Chúa tràn đổ hồng ân
Trên con người Hoàng đức Toàn
Trở nên dụng cụ dân gian Chúa dùng

Bài sai đi khắp bốn phuơng
Cao nguyên rừng núi dặm trường loan tin
Cho cùng dân tộc anh em
Nhận nhìn biết Chúa dựng nên vũ hoàn

50 năm phụng sự chu toàn
Chủ Chăn Tín hữu hợp hoan chúc mùng
Thân nhân xum họp về chung
Tạ ơn Thiên Chúa yêu thương Cha Toàn.
Hợp lời tạ ơn. 2019.