Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

NHỮNG SỬA ĐỔI ĐÚNG THÀNH SAI TRONG KINH NGUYỆN

 

NHỮNG SỬA ĐỔI ĐÚNG THÀNH SAI

TRONG KINH NGUYỆN

 

Bùi Ngọc Hiển

 

Trong Sách kinh đọc ngày thường và Chúa Nhật in bằng chữ Nôm năm 1925 tại Kẻ Sở (hình 1), do đức giám mục An-rê Bắc truyền từ, ở các trang 19, 20 có bản kinh sau (hình 2) :

Các chữ Nôm ở hình 1ab :

Đọc từ phải qua trái :

trang 1a :

In tại Kẻ Sở năm

Thiên Chúa giáng sinh nhất thiên cửu bách nhị thập ngũ tải

tuế thứ Ất Sửu

Giám mục An-rê Bắc truyền từ

trang 1b :

Kinh ngày thường và ngày Chúa Nhật ...

Hình 1 : Sách kinh chữ Nôm, bản in năm 1925.

Hình 2 : các trang 19, 20 của bản Sách Kinh chữ Nôm 1925.

Hai trang 19, 20 có ba kinh, tên ba kinh này bằng chữ Nôm lần lượt là : 𥛉聖母 , 經感恩 , 經篭忌 .

Kinh thứ hai trong ba kinh trên trong sách kinh chữ Quốc Ngữ in tại Làng Sông, Quy Nhơn, cũng năm 1925 (hình 3), như sau (hình 4) :

Hinh 3 : Sách Kinh nguyện ngày thường và ngày Chúa nhựt in tại Làng Sông, Quy Nhơn, 1925

Hình 4 : bản kinh thứ hai ở trang 19 trong hình 2 trên bằng chữ Quốc Ngữ

Bản kinh này trong Sách Kinh địa phận Hưng Hóa, cũng in tại Làng Sông, Quy Nhơn, năm 1939, chữ Quốc Ngữ như sau (Hình 5) :


Hình 5 : Kinh Cám ơn trong Sách Kinh Địa phận Hưng Hóa, 1939

Về đại thể, có thể thấy ba bản kinh (1 Nôm, 2 Quốc Ngữ) là đồng nhất. Về tiểu tiết có mấy chỗ :

1. Bản Chữ Nôm 1925, chữ 𡗶 : bản QN 1925 phát âm theo giọng Đàng Trong : “trời” ; bản QN 1939 phát âm theo giọng Đàng Ngoài : “lời” ;

2. Bản Chữ Nôm 1925, chữ viết theo giọng Đàng Ngoài ; bản QN 1939 (Đàng Ngoài) viết “được” ; bản QN 1925 đọc theo giọng Đàng Trong : “đặng” (nếu viết chữ Nôm thì viết là : ). Nhưng nghĩa phải kể là tương đương.

Ngoài hai trường hợp này, các chữ còn lại hoàn toàn đồng nhất.

Về tên bài kinh : bản chữ Nôm viết : 經感恩 ; hai bản QN dù theo giọng Đàng Ngoài hay Đàng Trong đều đọc thống nhất là “Kinh Cám ơn.

Hiện nay, tức là năm 2022, bản kinh này cũng được giữ lại gần hệt như các bản kể trên, trừ ra các chữ “tôi” được thay nhất loạt bằng “con”. Có thể tham khảo bản kinh của Tổng giáo phận Hà Nội :

Kinh Cám ơn

Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con, cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con ; lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chuộc tội chịu chết trên cây Thánh giá vì con ; lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa ; và đã cho phần xác con đêm nay (tối thì đọc : ngày hôm nay) được mọi sự lành ; lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Vậy các thánh ở trên nước thiên đàng cám ơn Đức Chúa Trời thể nào, thì con cũng hợp cùng các thánh mà dâng cho Chúa cùng cám ơn như vậy. Amen.

(Theo trang mạng truyền thông của Tổng giáo phận Hà Nội tại : https://www.tonggiaophanhanoi.org/phan-thu-nhat-cac-kinh-doc-sang-toi-ngay-thuong-va-chua-nhat/#kinh-cam-on)

Tuy nhiên vẫn có một hai ý kiến muốn “điều chỉnh” bản kinh để cho được “đúng” / “đúng hơn” (!).

 

I. “Điều chỉnh” “cám ơn” thành “cảm ơn” :

 

Ý kiến này cho rằng : “cám ơn” là tiếng dùng sai, vô nghĩa, và quê mùa. Do đó cần phải sửa lại thành “cảm ơn” mới là đúng. Có thể xem hình 6 :

Hinh 6 : một trang trên mạng truyền thông đã “điều chỉnh” Kinh Cám ơn thành Kinh Cm ơn

Hiện tượng cùng một chữ Nho – Nôm, như , đọc thành hai âm cùng vần khác thanh, như cám / cm, là một hiện tượng thường gặp trong tiếng Việt. Thí dụ : cầu khncầu khn, gi nhưgiá như... (xin nhấn mạnh rằng “trong tiếng Việt”, vì thí dụ vẫn chữ Nho , người Tầu không đọc “cám” mà cũng chẳng đọc “cảm”, họ đọc là “gǎn ㄍㄢˇ” hoặc “hàn ㄏㄢˋ” (chữ Latin họ dùng ở đây có tên là Pinyin romanization tức là la-mã hóa cách phiên âm [theo giọng quan thoại], các kí hiệu bên cạnh được gọi là 拼音字母 bính âm tự mẫu = kí hiệu phiên âm).

Một chữ Nho đọc với hai âm biến thanh cùng vần có thể thuộc các trường hợp sau :

1. Hai âm cùng là âm Nho, nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ ít nhiều. Tất nhiên hiện tượng biến thanh xảy ra đối với nhiều thanh khác nhau, nhưng các thí dụ sau đây đều chọn cùng vần, và hai thanh biến đổi qua lại là thượng thanh (viết theo chữ QN thì có dấu hỏi) và khứ thanh (có dấu sắc) :

Chữ Nho

thượng thanh

nghĩa

khứ thanh

nghĩa

khử

bỏ đi, trừ bỏ

khứ

đi (từ nơi này qua nơi kia)

phỏng

bắt chước, nương, dựa

phóng

buông, thả, bỏ, đặt, để

thiểu

ít, chút

thiếu

kém, không đủ

đảo

lật, đổ, ngã

đáo

trái ngược

v.v...

2. Âm có thanh thượng là âm Nho, có thanh khứ là âm Nôm :

Chữ Nho

thượng thanh

âm Nho trong

khứ thanh

âm Nôm trong

đẩu

Bắc Đẩu ; thăng đẩu

đấu

thưng đấu

tổn

phí tổn

tốn

tốn kém

khiển

điều khiển

khiến

sai khiến

tản

tản viên

tán

tròn như cái tán

v.v...

3. Nhưng có khi lại ngược lại : âm có thanh thượng là âm Nôm, có thanh khứ là âm Nho. Thí dụ :

Chữ Nho

thượng thanh

âm Nôm trong

khứ thanh

âm Nho trong

chả

nem chả

chá

khoái chá

//

đẳng

ghế đẳng

đắng

phương đắng, trường đắng

đỉnh

đỉnh núi

đính

san đính

kể

chẳng kể cho xiết

kế

不計其數 bất kế kì số

v.v...

Hai chữ sau đây : 平安 , không biến thanh, nhưng lại biến âm, nghĩa cũng như nhau, và muốn đọc sao cũng được :

bình an / bình yên / bằng an / bằng yên

Không có cách đọc nào trong bốn cách đọc này có thể nói là “đọc đúng” hay “đọc đúng hơn” (!!) so với các cách đọc còn lại.

Dĩ nhiên “cám ơn” / “cảm ơn” thì cũng thế : muốn đọc dạng nào cũng được, và không nên đặt thành vấn đề là phải đọc thế này hay thế kia mới là đúng.

Còn có ý kiến cho rằng cách đọc này “vốn là bắt nguồn từ” cách đọc kia, thì có thể xem lại, thí dụ Từ điển Việt – Bồ – La của cha Alexandre de Rhodes, là quyển từ điển đầu tiên cho phép xác định âm đọc Việt ngữ căn cứ mặt chữ viết (in năm 1651 ; những tự điển / từ điển, nói chung là các tự thư, viết bằng Nho – Nôm rất khó có khả năng như thế ; ngoài ra, quyển “tự điển” dạng Nho – Nôm ra đời sớm nhất thì cũng hơn 100 năm sau, năm 1780, Canh Tí, niên hiệu Cảnh Hưng 41, là quyển Tam thiên tự của Ngô Thì Nhậm soạn, với tên ban đầu là 字學纂要 Tự học toản yếu).

Trong từ điển AdR chỉ có các mục từ sau liên quan đến cám / cảm :

cám ơn : dar graças : gratias agere.

cám dĕổ : tentação : tentatio, onis.

cám cảnh : miserauel : miser, a, um.

cảm, giao cảm : aiuntamento de macho com femea : copula carnalis, modeste.

Không phải vì trong từ điển AdR không có “cảm ơn” thì có thể cả quyết rằng khi AdR soạn và xuất bản từ điển của mình thì người Đại Việt không nói “cảm ơn”. Nhưng điều có thể chắc chắn rằng : “cám ơn” là cách nói phổ biến hơn “cảm ơn” vào lúc đó.

Tóm lại, trong tiếng Việt hiện nay, cả “cám ơn”“cảm ơn” đều đúng. Không hề cần phải “điều chỉnh” cách nói đã quen từ trước đến bây giờ thành dạng khác để cho “đúng” / “đúng hơn” (!!! Xin nhắc lại : đã đúng là đúng, không thể có “đúng hơn” / “đúng kém”.).

 

II. “Điều chỉnh” “đêm nay” thành “đêm hôm qua” :

 

Nay” trong “đêm nay” / “ngày hôm naycó vẻ như một từ ngữ xác định “thời điểm” (được đề cập đến trong văn mạch) là hiện tại : “ngay lúc này, ngay bây giờ”, như trong kinh Kính Mừng : [xin Mẹ] cầu cho chúng con... khi nay [hoặc : khi này] và trong giờ lâm tử. Nhưng thí dụ trong câu “Tôi chưa hề nghe nói về ông ta cả năm chục năm nay, thì “cả năm chục năm nay” là cách nói gọn thay cho “từ cả năm chục năm trước cho đến nay”.

Trong lời kinh Cám ơn đọc ban tối, khi đọc “ngày hôm nay”, là có ý muốn nói về khoảng thời gian gọi là “ban ngày” chung quanh thời điểm đọc kinh, dù thời điểm đó có thể mới độ năm, sáu giờ chiều, mà cũng có thể là bảy, tám giờ tối, thậm chí muộn hơn nữa cũng vẫn đúng. Còn vào ban sáng, khi đọc “đêm nay”, là có ý muốn nói về khoảng thời gian “từ lúc đêm cho đến lúc này”, không thể hiểu (sai) là cái “ban đêm” sẽ tới sau khi “ban ngày” của “hôm” đó kết thúc.

Nếu muốn rạch ròi toán học, căn cứ trên cách tính thời gian dân sự hiện hành tại Việt Nam (và tại hầu hết các nước trên thế giới), có thể xem thí dụ cụ thể thế này :

Bây giờ là 5 giờ 29 phút ngày Thứ Tư, 12-1-2022.

Theo cách tính thời gian vừa nói, thời điểm này đang thuộc một khoảng thời gian gọi là “hôm nay”, kéo dài suốt 24 giờ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 12-1-2022 ; còn “hôm qua” là một khoảng thời gian cũng dài 24 giờ, nhưng bắt đầu từ 0 giờ ngày 11-1-2022.

“Ngày hôm nay” là một khoảng thời gian ngắn hơn, có thể coi là bắt đầu từ lúc mặt trời mọc, kéo dài liên tục cho đến khi mặt trời lặn trong ngày 12-1-2022, đại khái là từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 12-1-2022. “Độ dài” của “đêm [hôm] nay” cũng chừng 12 giờ, nhưng bị “ngày hôm nay” làm cho gián đoạn thành hai khoảng : khoảng thứ nhất, trước “ngày hôm nay”, bắt đầu từ nửa đêm, cho đến lúc mặt trời mọc (tức là từ 0 giờ đến 6 giờ) của ngày 12-1-2022 ; khoảng thứ hai, sau “ngày hôm nay”, tương ứng với khoảng từ 18 giờ đến 24 giờ cùng ngày.

Tương tự, “đêm hôm qua” có 2 khoảng thời gian : khoảng đầu : từ 0 giờ đến 6 giờ ngày 11-1-2022, khoảng sau : từ 18 giờ đến 24 giờ cùng ngày 11-1-2022.

Theo cách tính truyền thống của người Do-thái, “đêm” và “ngày” của một “hôm” nào đó có khác. Một “hôm” bắt đầu từ ngay sau khi mặt trời lặn, và kéo dài cho đến ngay trước lúc mặt trời lặn lần kế tiếp. “Đêm” và “ngày” của một “hôm” theo cách tính đó luôn là những khoảng thời gian liên tục : “đêm” là khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn kéo dài cho tới lúc mặt trời mọc, coi như tương ứng với khoảng thời gian từ 18 giờ “hôm trước” cho đến 6 giờ sáng “hôm sau” (theo cách tính thời gian dân sự hiện hành tại Việt Nam và tại hầu hết các nước trên thế giới).

Tất cả các tín hữu ban đầu của “đạo mới”, mà sau này được gọi là những “người K[i]ri-x[i]tô” (Lat. : Christiani ; xem Tông đồ công vụ, 11:26), đều là những người Do-thái, nên vẫn giữ tập tục tính ngày giờ theo cách truyền thống Do-thái.

Thí dụ tường thuật của thánh Luca trong Tông đồ công vụ, đoạn 27 :

– câu 27 : Đến đêm mười bốn, trong khi chúng tôi đang trôi dạt trong biển Adria, thì vào lối nửa đêm, thủy thủ cảm thấy đã gần đất.

Theo mạch văn, câu này cho thấy “đêm” của “hôm mười bốn” đã bắt đầu từ trước nửa đêm, tức là [chắc chắn] được tính từ khi mặt trời đã lặn khuất dạng.

– câu 33 tiếp theo : Trong khi chờ sáng ngày, Phaolô khuyên mọi người dùng chút của ăn mà rằng : Hôm nay đã là ngày mười bốn, các ông cứ trông chờ mà để bụng đói, không ăn uống gì.

Câu này cho thấy “ngày” của “hôm mười bốn” là khoảng thời gian tiếp sau “đêm” của “hôm đó”. Có nghĩa là “hôm mười bốn” mà thánh Phaolô tính theo cách truyền thống Do-thái, rõ ràng phải bắt đầu từ lúc mặt trời lặn trước đó, và kéo dài cho đến sát lúc mặt trời lặn tiếp theo.

Theo cách tính ấy, “hôm nay” 12-1-2022 sẽ là khoảng thời gian từ 18 giờ ngày 11-1-2022 đến 18 giờ ngày 12-1-2022 ; “hôm qua” 11-1-2022 là thời gian từ 18 giờ ngày 10-1-2022 đến 18 giờ ngày 11-1-2022.

Do đó :

– “đêm [hôm] nay” là từ 18 giờ ngày 11-1-2022 đến 6 giờ ngày 12-1-2022 ;

– “đêm hôm qua” là từ 18 giờ ngày 10-1-2022 đến 6 giờ ngày 11-1-2022.

Trong các Thánh Lễ trực tuyến trên mạng xã hội của một giáo xứ, Thánh Lễ sáng ngày Thứ Tư 12-1-2022 bắt đầu lúc 5 giờ, kết thúc lúc 5 giờ 29 phút. Ngay sau đó, kinh Cám ơn được xướng lên. Tuy nhiên các chữ “đêm nay” của bài kinh đã được sửa thành “đêm hôm qua (Hình 7).

Hình 7 : “đêm nay” đã được “điều chỉnh” thành “đêm hôm qua” trong kinh Cám ơn, cũng với mục đích “để cho đúng”

Việc sửa lại này làm cho lời kinh mang ý nghĩa là :

Sáng hôm nay, lúc 5 giờ 29 phút, ngày 12-1-2022, con cám ơn Chúa vì ..., vì ..., và vì Chúa đã cho phần xác con được mọi sự lành trong thời gian từ nửa đêm, tức là bắt đầu lúc 0 giờ ngày 11-1-2022, cho đến khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, cộng thêm khoảng thời gian từ 18 giờ cho đến 23 giờ 59 phút 59 giây vẫn cùng ngày 11-1-2022. Còn từ nửa đêm tức là 0 giờ ngày 12-1-2022, vì đã sang “hôm nay” rồi, cộng thêm quãng thời gian từ lúc này cho đến khoảng 6 giờ sáng cũng “hôm nay” 12-1-2022, thì con xin phép Chúa được khất lại đến “hôm sau”, 13-1-2022 mới cám ơn !

Nếu theo cách tính thời gian như của người Do-thái, thì nghĩa của câu kinh còn “đáng kinh sợ” hơn :

Sáng nay, khoảng gần 6 giờ ngày 12-1-2022, con cảm ơn Chúa vì ..., vì ..., và vì Chúa đã cho phần xác con được mọi sự lành trong thời gian từ lúc 18 giờ ngày 10-1-2022, liên tục cho đến 6 giờ ngày 11-1-2022. Còn thời gian từ khoảng mặt trời lặn lúc 18 giờ ngày 11-1-2022 cho đến lúc này là sáng sớm ngày 12-1-2022, con xin phép Chúa để coi lại coi có thật là phần xác được mọi sự lành không cái đã, rồi đến sáng mai, khoảng 5 giờ 30 ngày 13-1-2022, con sẽ cám ơn Chúa, chắc cũng không muộn !

Việc sửa lời kinh tai hại thế đấy, tuy Chúa biết hết mọi sự, (và biết cả rằng :) [tuy] bụng ta không nghĩ vậy ; tiếc thay, dù sao miệng ta đã đọc ra rồi.

“Cái đêm” mà ta muốn đề cập trong câu kinh, rõ ràng không thể nào lại là “đêm hôm qua” được, vì ta vẫn đang còn ở trong “cái đêm đó” : “cái đêm đó” vẫn còn chưa qua (mà cho dù “nó” vừa mới qua, thì như trên đã trình bày, “cái đêm đó” cũng không phải là “đêm hôm qua”). Xin xem đồ hình dưới đây (Hình 8).

Hình 8 : đồ hình đối chiếu các khoảng thời gian “đêm nay” / “đêm hôm qua” khi so với thời điểm “bây giờ”

 

III. “Điều chỉnh” bằng cách tự ý bỏ đi những tiếng mình không hiểu nhưng lại gán cho là vô nghĩa

 

Vị linh mục ở một giáo xứ khác nữa rất cần mẫn trong mục vụ, siêng năng nguyện ngắm... Mỗi sáng trước Thánh Lễ đều lần chuỗi chung với giáo dân, không bỏ ngày nào. Các ngày Thứ Sáu, thay vì lần chuỗi thì đi đàng Thánh Giá, và ngài cầm micro, cùng giáo dân đọc các lời nguyện ngắm và hát các câu hát đủ 14 nơi thương khó Đức Chúa Giêsu.

Bản văn Ngắm đàng Thánh Giá theo các địa phận Bắc, có mấy câu sau :

Nơi thứ 13 : Ai xem thấy hai ông thánh tháo đanh Ðức Chúa Giêsu mà đem xác xuống cách thảm thiết làm vậy, mà cầm nước mắt được ru ?

Nơi thứ 14 : Mọi sự khốn khó Ðức Chúa Giêsu chịu, nào có khi nào khó khăn thiếu thốn cho bằng khi táng xác ru ?

Khi gặp những tiếng “ru” này, ngài đều bỏ qua, không đọc. Hơn thế nữa, vào một ngày Thứ Sáu, sau khi lễ xong, ngài nhắc chung cho cả nhà thờ : “Từ nay bỏ mấy tiếng “ru” đó đi, vì là những tiếng vô nghĩa !” (tuy thế, do đã quen cả mấy mươi năm, vẫn có người... không chịu bỏ).

Nhưng có phải “ru” là tiếng vô nghĩa không ?

Trong Kinh tuần chín ngày khấn Đức Mẹ hằng cứu giúp :

Ngày thứ tám, có mấy câu :

... Mẹ chẳng là Mẹ lân ái ru ?

... Mẹ phải đỡ đần chúng con trong mọi nỗi khốn khó ru ?

Giả như bỏ “ru” đi thì câu thứ nhất sẽ thành :

... Mẹ chẳng là Mẹ lân ái (= Mẹ không phải là Mẹ thương xót, mà là ghét bỏ, hay ít nữa thì cũng lãnh đạm, thờ ơ) ;

và câu thứ hai sẽ thành :

... Mẹ phải đỡ đần chúng con trong mọi nỗi khốn khó (ra lệnh cho Mẹ !).

Rõ ràng “ru” không vô nghĩa. Nó chỉ là từ ngữ cổ thôi, và là từ ngữ Nôm để dịch từ ngữ Nho , như câu trong sách Trung Dung : ... 南方之強與 ? nam phương chi cường dư ? = là phương nam mạnh ru ?

Vì cổ, nay ít người dùng, ai dùng xem ra bị coi là quê mùa, nên thường được thay bằng : “ư”, “sao”, “hay sao”, “đâu”... Thử thay những tiếng này vào vị trí của “ru” trong những câu dẫn trên thì rõ ngay :

... Mẹ chẳng là Mẹ lân ái sao ?

... Mẹ phải đỡ đần chúng con trong mọi nỗi khốn khó ư ?

... là phương nam mạnh hay sao ?

Từ điển Việt – Pháp (Dictionnaire Annamite-Français) của J.F.M. Génibrel, 1898 (deuxième édition), dẫn một câu Kiều của Nguyễn Du : câu 346 :

Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru ?

và dịch sang tiếng Pháp : N’est-ce point grand dommage de vous poursuivre ainsi inutilement ? (tạm dịch ngược lại tiếng Việt : Đeo đuổi nàng cách vô ích như vậy chẳng phải là đáng tiếc lắm sao ?)

Trở lại với mấy câu Ngắm đàng Thánh Giá. Tất nhiên mấy chữ “ru” ở nơi thứ 13 và 14 có thể thay bằng “ư” / “sao”... :

... mà đem xác xuống cách thảm thiết làm vậy mà cầm nước mắt được sao ?

... nào có khi nào khó khăn thiếu thốn cho bằng khi táng xác đâu !

Nhưng rõ ràng câu kinh không còn thiết tha như ở dạng “quê mùa” cũ kĩ trên, nhất là câu kinh này thuộc thể nguyện ngắm (Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, chúng con ước ao ngắm mười bốn nơi thương khó Đức Chúa Giêsu trong đàng thánh Giá này...). Mà dẫu không thế, thì cũng không thể bỏ “ru” đi được.

 

Bùi Ngọc Hiển

13-4-2022