Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

ĐỌC TỪ NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG KINH THÁNH

 

ĐỌC TỪ NGỮ NƯỚC NGOÀI

TRONG KINH THÁNH

 

Bùi Ngọc Hiển

 

Từ ngữ nước ngoài nói đến ở đây thường là các từ ngữ gốc Do-thái, mà bản dịch các sách Bài đọc do Ủy ban Phụng vụ, Hội đồng Giám mục Việt Nam, xuất bản từ 1971, thì dịch từ bản tiếng Latin.

Trong thánh lễ ngày Thứ Hai, tuần XI Quanh năm, bài đọc I trích từ sách Các Vua, quyển I, đoạn 21, các câu từ 1 tới 16, có mấy danh từ riêng, xin kê khai đối chiếu :

- cột (1) : tên trong sách Bài đọc ;

- cột (2) : tên trong tiếng Latin ;

- cột (3) : ... tiếng Anh ;

- cột (4) : ... tiếng Pháp.

 

(1)

(2)

(3)

(4)

địa danh

Giêrahel

Iezrahel

Jezreelite

Jizreel

Israel

Israel

Israel

Israel

Samaria

Samaria

Samaria

Samarie

nhân danh

Acab

Acab

Ahab

Achab

Giêzabel

Iezabel

Jezebel

Jézabel

Naboth

Naboth

Naboth

Naboth

Trừ ra Samaria, các tên riêng còn lại đều tận cùng bằng các phụ âm : -b, -l, -th.

Tại nhà thờ nọ (xin không nêu tên), đọc bài trong sách Các Vua dẫn trên là một nam thanh niên (có lẽ là chủng sinh). Người này đọc nghe ra như sau :

- Giêrahel đọc thành zê-ra-hêu ;

- Giêzabel đọc thành zê-za-beo ;

- Naboth đọc thành na-bot.

Theo đó, phỏng đoán rằng thanh niên này đọc các tên riêng trên theo “giọng Anh”. Điêu đó nghĩa là : đối với cậu thanh niên, hễ trong bản văn có từ ngữ nào không phải là tiếng Việt thì đều phải đọc theo “giọng Anh”. Nói cách khác, đối với cậu ta, trên đời này chỉ có một ngoại ngữ là tiếng Anh.

Vị linh mục chủ tế và giảng lễ có lẽ không chịu như vậy, nên trong bài giảng đã “chỉnh sửa” cách phát âm trên, và đọc nhiều lần Naboth thành na-bo.

Không biết vị này căn cứ vào đâu để đọc ra như thế.

Giả sử rằng vị này đọc theo “giọng Pháp”, và nại lí do rằng trong “giọng Pháp”,  các  chữ phụ âm đuôi -b, -l, -t... là những phụ âm câm, không đọc. [1] Điều đó cũng có nghĩa là : đối với vị linh mục này, hễ trong bản văn có từ ngữ nào không phải là tiếng Việt thì đều phải đọc theo “giọng Pháp”. Nói cách khác, trái hẳn với thanh niên trên, đối với ngài, trên đời này chỉ có một ngoại ngữ là tiếng Pháp !!!

Nhưng cho rằng có như vị này nghĩ đi nữa, thì cách đọc các âm trong tiếng Pháp vẫn có luật trừ. Những phụ âm “câm” dẫn trên nếu thuộc những từ gốc tiếng nước ngoài (đối với tiếng Pháp), nhất là tiếng Hip-ri, thì thường chúng đều được đọc. [2]

Lại “nếu” thêm một lần nữa, là nếu cách đọc của vị linh mục đó là đúng, thì ai đã đọc Sabbathxa-bát, đọc Nazarethna-za-rét, (bà) Ruthrút... đều đọc sai cả, và muốn đúng thì cần phải đọc tương ứng thành : (ngày) xa-ba, (làng) na-za-re, (bà) ru...

Hội thánh Công giáo Rôma đã chọn tiếng Latin làm ngôn ngữ phụng vụ gốc. Mọi bản văn đọc trong phụng vụ, dù là tiếng nước nào, cũng cần được dịch từ bản phụng vụ gốc Latin. Dù ngôn ngữ gốc của Thánh Kinh là tiếng Hip-ri hay Hi-lạp cổ, thì những bản dịch trực tiếp từ những ngôn ngữ ấy không thể coi là những bản văn phụng vụ. Cho nên những cách phiên âm Naboth thành Na-vốt, Zabulon thành Dơ-vu-lun, v.v... đều không nên dùng (trong khi các tác giả của bản dịch như vậy lại “đơn giản hóa” khi phiên, chẳng hạn Benedictus thành Biển-đức, Augustinus thành Âu-tinh, v.v... Thật là việc làm tự mình mâu thuẫn với chính mình.), nên ở đây cũng không bàn tới.

Do đó, bản dịch của Ủy ban Phụng vụ, HĐGMVN vẫn cần được coi là bản văn chính thức. Vì thế, những từ “tiếng nước ngoài” gặp trong bản văn đều nên đọc theo “giọng Latin”, là cách đọc na ná cách đọc chữ Quốc Ngữ của tiếng Việt, chỉ cần lưu ý rằng mọi mẫu tự đều được phát âm dù nó ở đầu từ hay ở cuối từ, và chẳng nên đọc đuôi -el thành “eo” hay “êu” (như thế thì thiên thần Gabriel phải đọc là ga-bri-eo hay ga-bri-êu gì gì đó).

 

[1] Có thể xem hướng dẫn phát âm tiếng Pháp (ở đây chỉ dẫn ra các phụ âm l, r, t(h) mà thôi) trong :

A New dictionary of the English and French Languages của E. C. CliftonAdrian Grimaux :

...

B (b), as in English. It is mute when final, except in radoub, rob, rumb, and at the end of proper nouns, as Job, Jacob, etc.

Before s and t, the sound of b is nearly that of the letter p.

...

L has two sounds :

I. — A proper sound (l), like the English l.

Final -l is not pronounced in the following words : haril, coutil, chenil, fournil, fusil, gril, gentil, nombril, outil, persil, sourcil, and in fils (son).

II. — A liquid sound (y), like l in brilliant. The modern pronunciation, however, lets the l entirely disappear, and substitute a long e sound for it.

This sound is represented by -ill- or -ll- in the middle of words, and final -ille or -il : meilleur, billet, ftlle, paille, bataille, travail, sommeil, seuil, ceil, avril, babil, fenil, grésil, mil (millet), peril, etc.

But the I is not liquid :

1° in the termination -illaire : armillaire, fritillaire, etc. ;

2° in the verbs distiller, osciller, scintiller, titiller, vaciller, and their derivatives ;

3° in billion, codicille, fibrille, imbecillite, mille, million, papille, pupille, pusillanime, squille, tranquille, ville, and their derivatives ;

4° generally in proper nouns : Acbille, Cyrille, Lille, etc.

The l is liquid in semoule.

...

T has two sounds :

I. — Hard or proper t (t) is like the English t in tit, table, turn. Th has the sound of t hard.

Final -t is generally silent, unless pronounced with the following word : il allait a la ville, tot ou tard, impatiemment attendu. When preceded by c or r (except in the adverb fort), the t is always silent : une mort affreuse (pron. : mor-affreuse), l’art est difficile (pron. : l'ar-est), a tort et a travers (pron. : a tor-et), respect bumain (pron. : respèc-humain).

Final -t is, however, pronounced at the end of the following words : abject, abrupt, accessit, aconit, azimut, bismuth, brut, Christ (except in Jesus-Christ), chut, cobalt, contact, correct, debet, deficit, direct, dot, est (east), et cætera, exact, exeat, fat, fret, granit, huit, incorrect, indirect, indult, infect, intact, intellect, juillet, knout, lest, lut, luth, magnificat, mat (at chess), net, obit, occiput, ouest, preterit, pmrit, rapt, rout, rut, sept, strict, tact, toast, transéat, transit, ut, vivat, whist, zénith, zest, zist, and some others.

II. — Soft t (s) is pronounced like c in the English words cedar, civil, in the following cases :

a) in the terminations -tial, -tiel, -tieux, -tiaux, or liaire, as in abbatial, impartial, initial, partial, primalial ; confidentiel, essentiel, partiel, pestilentiel, potentiel, substantiel ; ambitieux, captieux, factieux, prétentieux ; pénitentiaux, sapientiaux ; penitentiaire, plenipotentiaire, tertiaire, and their derivatives ;

b)   in   the   terminations  -atie, -etie, -eptie, -ertie, -itie, -otis, -utie, of nouns, as in ristocratie, autocratie, démocratie, diplomalie, primatie, théocratie, Croatie, Galatie ; prophetie ; ineptie ; inertie ; calvitie, imperitie, lithotritie ; épizootie, scotie, Béotie ; argutie, minutie ;

c) in proper nouns ending in -tien : Dioclétien, Domitien, Titien, Égyptien, Venitien ; and in tribunitien ;

d) in the termination -tion of nouns, as in action, attention, aflection, caution, edition, exception, invention, nation, notion portion, réaction, station, etc., and in all their derivatives, as actionner, affectionner, cautionnement, exceptionnel, national, réactionnaire, stationnaire, etc. ;

e) in the termination -tier of some verbs : balbutier différentier, initier, transsubstantier ; except chatier ;

f) in   the   terminations   -tience,   -tient,   -tiemment,   -tienter : patience, impatience ; patient, impatient, quotient ; patiemment, impatiemment ; patienter, etc. ;

g) generally  in  the  intermediate  syllables -tia-, -tie-, -tié-, -tio- : Spartiate, gentiane, initiation, insatiable, propitiation, propitiatoire, transsubstantiation ; balbutiement ; satiété ; gratiole ; and in initie, opuntia, but not in étiage.

The letter t preserves its hard sound :

a) when the syllables -tial, -tiaux, -tien, -tion, -tia, -tio, etc., are preceded by -s- or -x- : bestial, bestiaux, Bastien, bastion, combustion, gestion, congestion, digestion, indigestion, suggestion, question, mixtion, immixtion, bestialite, bestiole ;

b) in the terminations -tions and -tiez of verbs in -ter or -tir : nous chantions, nouspartions, vous chantiez, vous partiez ;

c) in nouns ending in -tié : amitié, inimitié, pitié, moitié ;

d) in the syllables -tien, -tienne, of common nouns, adjectives or verbs : chrétien, chretienne, chrétienté, entretien, maintien, tienne, antienne, il obtient, ils obtiennent ;

e) in the terminations -tier, -tière, of nouns or adjectives : abricotier, benitier, charretier, entier, Oibustier, laitier, miroitier, portier, tabletier ; charretiere, entière, laitière, portiere, etc...

 

[2] Có thể nghe đọc Thánh Kinh, bản dịch tiếng Pháp đoạn Thánh Kinh trích sách Các Vua 1Reg 21:1-16 nói trên tại : https://www.wordproject.org/bibles/fr/11/21.htm#0

 

Không có nhận xét nào: