Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

LỘ-ĐỨC THÁNH MẪU LƯỢC KÝ (004)

LỘ-ĐỨC THÁNH MẪU LƯỢC KÝ
(tiếp theo)

路德聖母畧記

BÙI NGỌC HIỂN
phiên âm và chú thích


Kỳ 4


     Các số ghi trong bản phiên âm dưới đây nhằm dễ dàng so sánh đối chiếu với nguyên bản. Theo cách viết văn Hán – Nôm truyền thống, câu văn không hề có các dấu chấm câu, ngắt đoạn. Trong quyển truyện này, có một số dấu chấm, và khi ngắt đoạn (paragraphe) thì để cách ra một khoảng bằng với một chữ, mà không có sang dòng mới. Cách trình bày như thế làm hình thức của bản văn không được sáng sủa. Vì thế, trong khi phiên âm, chúng tôi xin thêm vào các dấu chấm câu, và sẽ xuống dòng mới khi cần ngắt đoạn.


     Số trong dấu { và } là số trang, số trong dấu [ và ] là số dòng tương ứng với nguyên bản, số trong dấu ( và ) là số chú thích bên dưới. Như đã trình bày ở phần Giới thiệu, những điều này làm cho mạch theo dõi của người đọc bị ảnh hưởng ít nhiều. Rất mong quý bạn đọc lượng thứ.







{11}

[1] trùm vai xuống đàng sau lưng cho đến gót chân ; hai chân đạp cành mai khôi giã (29) trên cửa hang thò ra ; dưới gấu [2] áo thì trắng như bạc, trên mu bàn chân có hoa mai khôi vàng ; hai tay chắp lại trước ngực như kiểu kẻ cầu [3] nguyện sốt sáng ; cánh tay đeo tràng hột (30) cước vàng hột bạc, đầu tràng hột có mẫu ảnh Câu-rút (31) vàng sang trọng như [4] vàng (32) hoa mai khôi trên mu bàn chân ; mặt mũi hình dung điệu cách thì hiền hậu khoan thai nhân từ, cùng uy nghiêm [5] quá sức, miệng lưỡi người ta nói ra chẳng được. Người Nữ ấy nhìn xem Bê-na-đê-ta và mỉm cười, lối ra [6] như chào cùng bảo đừng sợ hãi làm gì.

     Thoạt khi Bê-na-đê-ta mới xem thấy Người Nữ ấy, liền thò [7] tay vào túi móc lấy tràng hột, chẳng khác gì như có ‎ý cậy tràng hột chữa mình, cùng cầu cho khỏi sự khốn [8] khó, rồi toan cất (33) tay lên làm dấu Câu-rút song cất chẳng được, cánh tay ra như bại đi mất rồi. Bê-na- [9] đê-ta thấy mình làm dấu chẳng được, thì lấy làm lo sợ ít nhiều ; song cũng một trật ấy Người Nữ cầm lấy [10] Câu-rút đeo ở tràng hột làm dấu trên mình rõ ràng.

     Bê-na-đê-ta thấy vậy liền bắt chước cùng thử cất...

Chú thích :

(29) giã : tiếng cổ, nay không còn dùng nữa mà dùng "thả", "buông".

(30) hột : tất nhiên cũng có thể đọc "tràng hột""tràng hạt", "lần hột" là "lần hạt". Nhưng trong quyển truyện này cách dùng chữ khá tinh tế. Tuy một đôi chỗ dùng cùng một tự dạng cho hai ba chữ đồng âm dị nghĩa, nhưng hầu hết mỗi tiếng gần âm cùng nghĩa hoặc cùng âm khác nghĩa đều được viết bằng các chữ khác nhau. Do có chữ "hạt" viết là , còn ở đây dùng chữ , nên chúng tôi vẫn phiên âm là "hột".

(31) Câu-rút : phiên âm từ tiếng Latin Crux tức là thập tự giá, Thánh giá.

(32) vàng : cả bốn chữ "vàng" trong trang này đều được viết với bộ "kim", tỏ ra là một kim loại, chứ không dùng theo nghĩa chỉ về mầu sắc (khi đó Chữ Nôm chỉ viết bằng chữ , âm H-V "hoàng"). "Tràng hột cước vàng hột bạc" nghĩa là tràng chuỗi mà hột / hạt bằng vàng, xỏ dây bằng bạc.

(33) cất : lối dịch Nôm (xưa) sát nghĩa của chữ "cử", nay thường dịch là "đưa (ra / lên)", "giơ (ra / lên)". Do đó "cất tay làm dấu..." có nghĩa là "đưa / giơ tay làm dấu..."



{12}

[1] tay làm dấu thì làm được ngay. Người Nữ ấy chắp tay lần hột, thì Bê-na-đê-ta thử bắt chước cũng lần hột [2] nữa.

     Lúc ấy em Bê-na-đê-ta đang nhặt củi ở xa độ mười lăm bước, trông ra thấy Bê-na-đê-ta [3] đang quỳ lần hột, liền bảo Xu-an-na rằng :

     - Xem kìa, Bê-na-đê-ta đang đọc kinh.

     Xu-an-na trông ra [4] thì rằng :

     - Kỳ đọc kinh ở nhà thờ chưa chán, lại còn đọc ở đây làm sao ?

     Ma-ri-a thưa rằng :

     - Thôi, thôi, [5] để mặc chị ấy, chỉ biết đọc kinh mà thôi.

     Nói bấy nhiêu lời đoạn, hai chị em lại cứ nhặt củi.

     Bê- [6] na-đê-ta vốn quỳ mãi, miệng cứ đọc kinh sốt sáng, mắt hằng nhìn xem Bà ấy mãi. Bà ấy đẹp đẽ quá [7] thường (34), càng trông lại càng muốn trông. Bà ấy mỉm cười lấy tay vời Bê-na-đê-ta lại gần, nhưng mà Bê-na- [8] đê-ta quỳ yên một nơi, chẳng dám động đậy chút nào.

     Khỏi một lúc Bà ấy mở tay ra, mỉm cười như thể [9] là chào Bê-na-đê-ta đoạn biến đi mất. Bê-na-đê-ta trông chỉ còn đá trơ và cành mai khôi [10] trọi mà thôi. Lúc ấy là chính trưa, nhà thờ Lộ-đức cùng nhà thờ các xứ lân cận đều đánh chuông nguyện A- ...

Chú thích :

(34) quá thường : có nghĩa là vượt quá những sự bình thường, không như hiện nay hiểu là "thường quá, chả có gì lạ"



{13}

[1] ve (35) cả.

    Bê-na-đê-ta đứng dậy, tuột bít tất ra, lội qua sông đào sang bên núi, thì thấy hai đứa [2] kia đã bó củi sắp về. Bê-na-đê-ta hỏi chúng nó rằng :

    - Chớ thì các chị chẳng thấy đí gì ru (36) ?

     Hai [3] đứa kia rằng :

     - Chúng tôi không trông thấy gì. Chớ thì chị trông thấy đí gì đấy ?

     Bê-na-đê-ta chẳng muốn tỏ [4] ra thì rằng :

     - Các chị chẳng trông thấy thì thôi, ta hãy về.

     Ba đứa bé đưa nhau về nhà. Khi đi dọc đàng, [5] hai đứa kia xem thấy mặt Bê-na-đê-ta khác thường thì ngờ có sự gì lạ, liền hỏi gặng mãi. Bê-na- [6] đê-ta chiều lòng chúng nó thì kể cho chúng nó biết sự mình đã xem thấy nơi hang đá, lại dặn đi dặn [7] lại rằng :

     - Các chị đừng có dám hở ra một lời nào với ai bao giờ.

     Hai đứa kia xin vâng, nhưng lạ [8] gì trò trẻ con nhẹ dạ nông nổi, chẳng giữ được điều gì kín sốt. Em Bê-na-đê-ta vừa về đến nhà [9] thì kể lại cho mẹ biết hết mọi điều Bê-na-đê-ta đã nói với mình chẳng sót điều nào. Mẹ nghe chuyện [10] ấy đoạn, thì bảo Bê-na-đê-ta rằng :

     - Trò trẻ, chuyện hư không. Con tưởng xem thấy nhưng mà con chẳng có thấy...

Chú thích :

(35) A-ve : tức là kinh A-ve hay kinh Truyền Tin, tiếng Latin : kinh Angelus, sau mỗi câu (thí dụ : Angelus Domini nuntiavit Mariæ, et concepit de Spiritu Sancto... = Đức Chúa Trời sai thánh Thiên thần truyền tin cho Rất Thánh Đức Bà Maria, Và Rất Thánh Đức Bà chịu thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần...), lại đọc một kinh Kính Mừng, tiếng Latin : Ave Maria, gratia plena... = Kính mừng Maria đầy ơn phúc...

(36) chẳng thấy đí gì ru ? tiếng cổ, đại khái như hiện nay nói là : không thấy điều (sự, việc, chuyện...) gì ư (sao, chăng...) ? Chẳng thấy đí gì sốt = Không thấy điều gì cả.




{14}

[1] đí gì sốt. Ta cấm từ rày về sau con không được đến nơi ấy nữa.

     Bê-na-đê-ta lặng yên chẳng dám [2] thưa lại lời nào, nhưng mà trong lòng thì buồn cùng tiếc, vì không được phép đi xem Bà rất đẹp đẽ tốt lành [3] dường ấy. Khi ấy Bê-na-đê-ta không ngờ Bà ấy là Rất Thánh Đức Bà, song le chẳng biết vì làm sao [4] trong lòng mình những ước ao mong mỏi đến hang đá cho được xem thấy Bà ấy một lần nữa.

[5] ĐOẠN THỨ BA

[6] VỀ SỰ ĐỨC BÀ HIỆN RA LẦN THỨ HAI

[7] Hai ngày hết sau (37) là ngày mười hai và ngày mười ba, Bê-na-đê-ta hằng nhớ Bà đã xem thấy nơi hang [8] đá, những nói chuyện với em, với Xu-an-na, và hai ba đứa trẻ nữ khác về Bà ấy, cùng ước ao cho [9] lại được xem thấy Bà ấy lần nữa. Đến ngày mười bốn là ngày lễ cả (38), khi đã xem lễ rồi, Bê-na-đê- [10] ta xui em cùng Xu-an-na và hai ba đứa khác nữa xin phép mẹ ra hang đá thì mẹ cho. Trong những...

Chú thích :

(37) "hết" phải là chữ "hôm" mới đúng, vì ngay sau đó liệt kê hai ngày là ngày 12 và 13, có lẽ thợ xếp chữ nhầm hai chữ này vì tự dạng khá giống nhau : "hôm" viết là (có âm H-V là "hâm"), còn "hết" viết là (âm H-V là "hiết"). Thậm chí hai chữ này còn là hai ký tự liền nhau trong bảng mã Unicode, chữ có mã là 6B46 (ký tự thứ 27462), còn chữ có mã là 6B47 (27463). Trong Khang Hi Tự Điển hai chữ này chỉ cách nhau bởi chữ 𣣏 có mã là 238CF (145615) trong bảng mã mở rộng (ExtB). Tuy nhiên, để bảo đảm tính chính xác, chúng tôi vẫn phiên âm theo mặt chữ của bản văn.

(38) ngày lễ cả : tức là ngày Chúa Nhật.



(Còn tiếp)








Không có nhận xét nào: