THÁNH CA LATIN
TRONG PHỤNG VỤ
Bùi
Ngọc Hiển
I. VỀ QUYỂN MISSALE
ROMANUM :
'Missale
Romanum' nguyên có nghĩa là : Việc cử hành Thánh Lễ theo nghi thức
Rôma, được dùng làm tên gọi bộ sách mà bản Việt ngữ dịch là 'Sách Lễ Rôma'.
Sở dĩ gọi là 'theo nghi thức Rôma' vì còn có các nghi thức khác, chẳng hạn nghi
thức Carthusian, Dominican... Quyển Sách Lễ chính thức mang tên 'Missale
Romanum' đầu tiên được ấn hành năm 1474 dưới triều ĐGH Sixtô IV. Ban đầu
Sách Lễ gồm những thủ bản từng phần riêng biệt trong Thánh Lễ, như 'Sacramentarium'
(nghi thức hiến tế, phần trung tâm của Thánh Lễ, dành cho chủ tế), 'Antiphonarium
Missae' hoặc 'Graduale' (tiền xướng trong Thánh Lễ, ca tiến cấp, gồm
các bài hát trong Thánh Lễ, dành cho ca đoàn), 'Epistolarium' hoặc 'Apostolus'
và 'Evangeliarium' (các thánh thư và Tin Mừng, và các bài đọc khác) ;
ngoài ra lại còn 'Ordo' hoặc 'Directorium' quy định thứ tự các phần
vụ trong việc cử hành Thánh Lễ.
Mãi đến thế kỷ thứ
X, mới thấy xuất hiện một dạng thủ bản có tên là 'Missale plenum' (nghi
thức đầy đủ về Thánh Lễ), gấn giống như Sách Lễ hiện nay, tập hợp cả các bài chủ
tế phải đọc như Thánh Thư, Phúc Âm, các Kinh nguyện trong Thánh Lễ, các tiền xướng
cho ca đoàn. Khoảng thế kỷ XIII ở Ý đã phổ biến quyển Sách Lễ tập hợp các lễ theo
niên lịch hay các bậc lễ dưới tên gọi 'Missale secundum consuetudinem
Romanae curiae'. Bản 'Missale Romanum' đầu tiên như đã nói được in tại
Milano năm 1474 (sau này được nhà Henry Bradshaw Society in lại thành hai tập
vào các năm 1899 và 1907). Công đồng Trento (được ĐGH Paulus III triệu tập
năm 1545, ĐGH Julius III tái nhóm, ĐGH Pius IV tái nhóm một lần nữa và kết thúc
năm 1563) đã trao cho các ĐGH quyền phê chuẩn Sách Giáo Lý, Sách Nhật Tụng, và
Sách Lễ. Sau đó, năm 1570 bản Sách Lễ có phê chuẩn chính thức của Giáo Hội đã
được ban hành năm 1570, in kèm tự sắc của ĐGH Pius V ngày 19-6-1570 yêu cầu
hàng giáo sĩ theo nghi thức Latin sử dụng. Ấn bản này được dùng rộng rãi trong
phần lớn châu Âu. Năm 1604, một ấn bản 'Missale Romanum' được điều chỉnh
và ban hành cùng với một đoản sắc của ĐGH Clemens VIII năm 1604, rồi ấn bản năm
1634 dưới triều ĐGH Urbanus VIII. Đến nay mỗi lần tái bản, điều chỉnh, các tự sắc
kể trên của các ĐGH liên quan đến Sách Lễ đều được in lại ngay đầu sách.
Từ thế kỷ thứ XX
vừa qua tới nay cũng có một số điều chỉnh :
1. Ấn bản sớm nhất là 'Missale Romanum ex
Decreto Sacrosancti Concili Tridentini, Editio Typica Iterum Impressa' in năm 1921 trên loại giấy thường, khổ 17cm x
25cm x 4cm, gồm 878 trang, chia ra :
- Phần hướng dẫn
chung : các tự sắc của các ĐGH, các hướng dẫn tính toán các ngày lễ (chu kỳ 19
năm), hướng dẫn niên lịch Phụng Vụ, Quy tắc cử hành Thánh Lễ ;
- Phần chính :
- Chu kỳ năm
Phụng Vụ và thứ tự cử hành Thánh Lễ (Proprium de Tempo, Canon Missae) ;
- Lễ riêng các
Thánh trong năm (Proprium de Sanctis) ;
- Lễ chung các
Thánh (Commune Sanctorum) ;
- Phụ lục (Appendix).
Các ấn bản sau
năm 1921 còn đính thêm các bản lễ cho các ngày lễ mới được ấn định (như lễ
Thánh Gioan Maria Vianney ngày 9-8, Thánh Gioan Eudes ngày 19-8, lễ Thánh Tâm
Chúa Giêsu, Thứ Sáu thứ hai sau tuần Bát Nhật Hiện Xuống, lễ Chúa Kitô Vua,
Chúa Nhật cuối Tháng Mười...).
2. Ấn bản 'Missale Romanum ex Decreto
Sacrosancti Concili Tridentini, Editio Prima Iuxta Typicam' in năm 1962
trên giấy bible, khổ 17cm x 23cm x 3cm. Về đại thể cũng tương tự ấn bản 1921, gồm
1048 trang, chia ra :
- Phần hướng dẫn
chung ;
- Phần chính : Proprium
de Tempo ; Proprium de Sanctis ; Commune Sanctorum : đánh số
trang từ 1* đến 270* (140 trang cuối được dành cho các lễ kính các Thánh mừng địa
phương, Propriun Sanctorum pro Aliquibus Locis). Các lễ mới ấn định sau
1921 đều được đưa vào phần chính này (lễ Thánh Gioan Vianney đổi sang ngày 8-8,
mừng chung trong toàn Giáo Hội ở trang 600, mừng địa phương ở phần P. A. L.
trang 179*, Thánh Gioan Eudes vẫn ngày 19-8 trang 611, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
trang 261, lễ Chúa Kitô Vua trang 673...).
- Phần chỉ mục (Index).
Mỗi Thánh Lễ
trong cả hai quyển trên đây đều có các Bài đọc, Tiền xướng, Lời nguyện, và vì
các Bài Đọc thường trùng lặp (thí dụ lễ Thánh Gioan Maria Vianney trang 600 chỉ
có Oratio, Secreta và Postcommunio, còn lại lấy ở lễ chung các Thánh Hiển
Tu không phải Giáo Hoàng, Communi Confessoris non Pontificis trang 24*, ấn
bản 1962), nên mỗi quyển cũng không dày (và không nặng) lắm (chỉ tương đương bản
'Sách Lễ Rô-ma' Việt ngữ, ấn bản của CGKPV 1980).
3. 'Missale Romanum ex Decreto Sacrosancti
Oecumenici Concilii Vaticani II' : Đến năm 1962 ĐGH Joannes XXIII triệu tập
công đồng Vaticano II, đem lại nhiều canh tân cho toàn thể Giáo Hội,
trong đó có các canh tân về Phụng Vụ, như Hiến chế Sacrosanctum Concilium
được ĐGH Paulus VI công bố ngày 4-12-1963. Do đó đến năm 1965, Giáo Hội ban
hành một ấn bản Missale Romanum canh tân. Ngày 3-4-1969, ĐGH Paulus VI
công bố một ấn bản Missale Romanum canh tân thứ hai đặt căn bản trên Novus
Ordo Missae (Thứ Tự Thánh Lễ Mới). Bản này đã được Senatus Saigon tiến hành
dịch sang Việt ngữ và được sử dụng cho tới khoảng năm 1980. Ngày 27-3-1975
Thánh Bộ Phụng tự ban hành Quy chế Tổng quát về Sách Lễ Rôma (Institutio
Generalis Missalis Romani). Bản Quy chế này chính là tiền thân của bản Quy
chế được ĐGH Ioannes Paulus II ban hành ngày 11-1-2000 để chuẩn bị cho ấn bản
Sách Lễ Rôma canh tân lần thứ ba, có hiệu lực từ ngày 22-3-2002 (bản Latin 'Missale
Romanum ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II'). Bản này
đã được dịch ra Việt ngữ và ban hành để sử dụng trong nước Việt Nam từ cuối năm
ngoái 2006.
Vài thay đổi giữa
các ấn bản 1921, 1962, 2002 có thể kể như sau :
- Ngày lễ được ấn
định để mừng kính Chúa và các Thánh ; thí dụ :
Bản năm 1921 cho
ta biết Lễ Thánh Gia Thất thuộc các Lễ Riêng (Missae Propriae – không buộc
mừng trong toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ), mừng ngày 19-1 hằng năm. Nhưng với bản
1962, thì Lễ này đã trở thành Lễ chung trong toàn Hội Thánh, và ngày mừng được
dời lên Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Hiển Linh (dominica I post Epiphaniam),
và hiện nay được mừng vào Chúa nhật trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh (dominica
infra Octavam Nativitatis Domini).
- Nghi thức và
các bài đọc trong các Thánh Lễ ; thí dụ :
+ Thay đổi các
nghi thức trong Thánh Lễ (Ordo Missae) :
+ Thay đổi quan trọng nhất chính là chu kỳ Phụng Vụ.
Trước Công đồng Vaticano II, các Bài đọc trong các Thánh Lễ cho cả một năm chỉ
trích từ một phần rất nhỏ trong Kinh Thánh. Sau Công đồng số các đoạn trích ra
từ Kinh Thánh làm các Bài đọc trong các Thánh Lễ được tăng lên đáng kể, có thể
nói mọi quyển trong Kinh Thánh đều được trích đọc ít nhiều. Ngay phần Đáp ca
trong Thánh Lễ trước kia (gọi là Ca Tiến cấp) cũng chỉ lấy từ một số Thánh Vịnh.
Tất cả 150 Thánh Vịnh chỉ được đọc trong Giờ Kinh Sách. Nay thì có thể nói gần
hết các Thánh Vịnh đã được đưa vào phần Đáp ca. Muốn được như vậy, chu kỳ các
Thánh Lễ Chúa Nhật và Lễ trọng kéo dài đến 3 năm (năm A, B, C), nghĩa là phải
sau 3 năm các Bài đọc trong cùng một Chúa Nhật hay một Lễ Trọng mới được nghe đọc
lại. Còn các Thánh Lễ các ngày thường có chu kỳ là 2 năm (năm chẵn và năm lẻ),
vì số các ngày thường so với các Chúa Nhật là gấp 6 lần.
Vì vậy trong Sách Lễ mới không thể in đủ các Bài đọc được,
bởi nếu như thế quyển sách sẽ quá dày (cỡ 5000 trang trở lên) và sẽ quá nặng
(nhưng chắc cũng không tới 15 kg). Do đó, các Bài đọc và Đáp ca được in riêng
(mà cũng phải in thành nhiều quyển, như Mùa Vọng và Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa
Phục Sinh, Mùa Thường Niên trước Phục Sinh, Mùa Thường Niên sau Phục Sinh...).
Mỗi Thánh Lễ trong 'Sách Lễ Rôma' chỉ còn in Ca Nhập Lễ, Lời Nguyện Nhập
Lễ, Ca Dâng Lễ, Lời Nguyện trên Lễ Vật, Kinh Tiền Tụng, Ca Hiệp Lễ, Lời Nguyện
sau Hiệp Lễ, và một số các Nghi thức khác (thánh Lễ có cử hành Bí Tích Hôn Phối,
Thêm Sức, Thánh Lễ Cầu Hồn, các Nghi thức ban Phép Lành...).
- Thay đổi thứ hai không kém phần quan trọng, đó là Sách Lễ
theo Công đồng Trento chỉ có một Kinh Nguyện Thánh Thể, nhưng Sách Lễ
theo Công Đồng Vaticano có đến 4 mẫu Kinh Nguyện Thánh Thể, trong đó mẫu I
chính là mẫu Kinh Nguyện Thánh Thể vẫn dùng từ trước (gọi là Kinh Nguyện Thánh
Thể Rôma) ; ngoài ra còn có các mẫu 'Thánh Lễ cho Giới Trẻ', 'Thánh Lễ
cho Thiếu Nhi'...
Như thế, việc chọn bài để hát tiếng Latin trong Thánh Lễ (Ca
Nhập Lễ, Đáp Ca, Kinh Kyrie, Kinh Gloria...) phải căn cứ vào 'Missale
Romanum' là đúng. Nhưng nếu lại dùng quyển 'Missale Romanum' với ấn
bản cách đây cả trăm năm thì e rằng đã đi ngược lại với giáo huấn của Giáo Hội
về Phụng Vụ.
Còn nếu chỉ cần hát các bài chung trong mọi Thánh Lễ gồm Kyrie,
Gloria, Sanctus, Agnus Dei (vẫn thường được gọi là 'Bộ Lễ'), thêm kinh Pater
noster, và những bài hát dùng trong các giờ Chầu Phép Lành... thì có thể
không cần tới sách 'Missale Romanum', mà có sách khác thuận tiện hơn như
được trình bày dưới đây.
II. SÁCH HÁT
LỄ LATIN :
1. 'Liber Usualis Missae et Officii (pro
Dominicis et Festis cum Cantu Gregoriano ax Editione Vaticana Adamussim
Excerpto et Rhythmicis Signis in Subsidum Cantorum)', xuất bản năm 1960, khổ
12cm x 19cm x 6cm, gồm 2150 trang in trên giấy bible. Đây là bộ sách hát lễ
Latin có thể nói là đầy đủ nhất, chia ra :
Proœmium (Dẫn nhập) gồm
:
- Hướng dẫn kí âm pháp Bình ca có đối chiếu với kí âm pháp
phổ thông, hướng dẫn các tiết tấu trong dòng nhạc Bình ca ;
- Bảng các ngày lễ trong năm Phụng vụ và niên lịch Phụng vụ
(như trong Sách Lễ Rôma) ;
- Quy luật về Phụng ca ;
- Mục lục các Phụng ca trong Thánh lễ theo niên lịch Phụng
Vụ ;
Phần chính chia ra
:
- Ordo Missae
;
- Cantus
Ordinarii Missae (Phụng ca Thánh Lễ) ; kể từ đây cho đến hết sách (trừ Index),
các bài hát đều có phần ký âm theo lối Bình ca ;
- Cantus
Ordinarii Officii (Phụng ca Nhật tụng) ;
- Proprium de
Tempo (Phụng ca theo niên lịch Phụng Vụ) ;
- Commune
Sanctorum (Lễ chung các Thánh) ;
- Proprium
Sanctorum (Lễ riêng các Thánh) ;
- Exsequiarum
Ordo (Nghi thức Lễ Cầu hồn) ;
Phần phụ cuối sách
gồm :
- Appendix I
(Phụ lục I) : gồm các bài hát tạ ơn (Te Deum), cầu nguyện cùng Chúa
Thánh Thần (Veni Sancte Spiritus), các Nghi thức cử hành các Bí tích
Truyền Chức Thánh, Thêm Sức...
- Cantus Varii
(Các Phụng ca khác) : gồm các bài hát trong giờ Chầu Phép lành Thánh Thể (như Tantum
Ergo, O Salutaris Hostia, Adoro te...), các bài hát về Đức Mẹ (như Litaniae
Lauretanae, Kinh Cầu Đức Bà, Ave Maria gratia plena, Kinh Kính Mừng...),
các bài hát cầu nguyện theo các nhu cầu khác...
- Appendix II
(Phụ lục II, đánh số trang từ 1* đến 68*) : dù là phần phụ lục, nhưng lại đặc
biệt quan trọng, vì ngoài bài đầu tiên là Bài hát Kinh cầu Các Thánh (Litaniae
Sanctorum), phần còn lại là hướng dẫn hát các Thánh Vịnh (Psalmi)
theo các cung riêng cho từng thể Thánh Vịnh ;
- Index (chỉ
mục), gồm 30 trang cuối cùng ;
- Ngoài ra, cũng
tương tự quyển 'Missale Romanum 1921' đã nói trên, sách này còn được
đóng kèm thêm 98 trang cho các bài hát không được ấn hành đồng thời với toàn
sách.
Quyển 'Paroissien
Romain, Contenant la Messe et l'Office pour les Dimanches et les Fêtes, Chant
Grégorien extrait de l'edition Vaticane et signes rythmiques des Bénédictins de
Solesmes', xuất bản tại Paris-Tournai-Rome, Desclée năm 1954 cũng trích lại
từ quyển 'Liber Usualis Missae et Officii' này.
2. 'Cantus
Missae et Officii', thông dụng không kém, nhưng khổ nhỏ hơn, 10,5cm x
16,5cm x 2,5cm, và cũng mỏng hơn, gồm 464 trang, chia ra như sau :
Phần phụ đầu sách,
28 trang đánh số La-mã, gồm :
- Index (Chỉ
mục) các bài hát trong toàn sách ;
- Princepes
d'Exécution du Chant Grégorien, rythmé d'après la Méthode des Bénédictins de
Solesmes (20 trang) : trong có hướng dẫn ký âm pháp cơ bản của nhạc
Grégorien, lại có hướng dẫn cách đọc tiếng Latin (cho người nói tiếng Pháp), và
hướng dẫn cơ bản về 8 cung Thánh Vịnh ;
Phần chính chia ra
:
- Ordo Missae
: Nghi thức Thánh Lễ đối chiếu hai văn bản Latin và Pháp ;
- Toni Gloria
Patri in Introitu Missae : 8 cung Kinh Sáng Danh hát đầu lễ ; Toni
Communes Missae : Các cung chào thưa trước Phúc Âm, trước Kinh Tiền Tụng,
trước Kinh Lạy Cha, và trước Kinh Chiên Thiên Chúa ;
- Cantus
Ordinarii Missae (Phụng ca Thánh Lễ thông thường), có các cung cho các
Kinh trong Thánh Lễ như :
- Rảy Nước
Thánh trong Thánh Lễ Chúa Nhật (In Dominicis ad Aspersionem Aquae
Benedictae) ;
- Bộ lễ (Kyrie
eleison, Gloria in excelsis Deo, Sanctus, Agnus Dei, Ite Missa est,
Benedicamus) gồm 18 bộ mà các bài kinh trong mỗi bộ phải dùng với nhau
trong một Thánh Lễ, không hát Kinh này theo bộ này, Kinh khác theo bộ khác) ;
- Kinh Credo
: 3 cung (I, III, IV) ;
- Các cung tự
do (ad libitum) cho các Kinh Kyrie, Gloria, Sanctus, Agnus ;
- Ba bộ lễ của H.
du Mont theo cung I, II và VI ;
- Bộ lễ An táng - Cầu hồn ;
- Cantus
Ordinarii Officii Vespertini (Phụng ca giờ Kinh Chiều) :
- Octo Toni
Psalmorum (8 cung Thánh Vịnh) hướng dẫn cách hát Thánh Vịnh Latin theo 8
cung chính ;
- Psalmi ad
Vesperas (Thánh Vịnh trong giờ Kinh Chiều) ;
- Commune
Apostolorum, Martyrum et Confessorum (Lễ chung các Thánh Tông đồ, các Thánh
Tử đạo, các Thánh Hiển tu), in Festia B. Mariae Virginis (trong lễ Đức Mẹ)
;
- Psalmi
Vespertini pro Diversitate Festorum (Thánh Vịnh giờ Kinh Chiều trong một số
lễ) ;
- Dominica
ad Completorum (Nhật tụng Chúa Nhật) ;
- Vesperae
Defunctorum (Kinh chiều lễ An táng) ;
- Officium
Defunctorum (Kinh Nhật tụng lễ An táng) ;
- Hymni
frequentius usitati, Missae et Vesperae in Praecipuis Festis (Các Ca Vịnh
thông dụng trong Thánh Lễ và giờ Nhật tụng các Lễ chính) như Chúa Nhật quanh
năm, Mùa Vọng, lễ Đức Mẹ vô nhiễm, lễ Giáng Sinh... theo niên lịch Phụng Vụ ;
Phần bổ sung (đánh
số trang từ [1] đến [132] ), có tên 'Cantus ad Processiones et Benedictiones
Sanctissimi Sacramenti' (Các Bài hát trong các giờ Chầu), như Ave Verum,
Caro mea, Ecce Panis, Panis Angelicus, Adeste fideles, Puer Natus, Stabat
Mater, Veni Creator, Tantum Ergo, Te Deum...
Hồi trước Nhà sách
Đức Mẹ (38 Kỳ Đồng) cũng có bán một số sách hát Latin được in tại Việt Nam theo
lối chụp ảnh (có thể so sánh với photocopy hiện nay) đủ cỡ. Những quyển này nếu nơi nào còn giữ đều có thể sử dụng mà
không sợ chuyện 'tam sao thất bản', vì các dấu nhạc thuộc dòng Bình ca không phải
lối ghi âm thông dụng, mà dẫu có muốn chép lại có lẽ cũng khó đẹp bằng nguyên bản
nếu so với lối ghi âm năm dòng kẻ phổ thông. Do đó, nơi nào còn lưu mà muốn tập
hát bằng tiếng Latin vẫn có thể yên tâm, không sợ sai lệch so với bản chính.
III. CÁCH ĐỌC
TIẾNG LATIN :
A. MẪU TỰ, VẦN,
TRỌNG ÂM :
1. Mẫu tự, nguyên âm, phụ âm :
Trước hết cần ghi nhớ trong tiếng Latin các chữ sau đây (và
các kết hợp giữa chúng với nhau) là các chữ nguyên âm : a, e, i, j, y, o,
u ; các chữ còn lại đều là phụ âm : b, c, d, f, g, h, k, l, m, n,
p, q, r, s, t, v, w, x, z (chữ w, z, y nguyên là chữ mượn từ chữ
Hi-lạp, thực tế cũng rất ít gặp trong văn Latin).
2. Vần :
Một từ Latin có
thể chia ra nhiều vần. Để hát đúng tiếng Latin mà không hiểu về vần của các từ
thì sẽ bị sai, vì mỗi vần phải được hát với ít là một nốt nhạc. Chia vần không
đúng sẽ dẫn tới việc hát sai dòng nhạc.
Một vần bao giờ
cũng phải có một nguyên âm (đơn hoặc đôi) ; mỗi từ được chia vần theo quy tắc :
a. Hai nguyên
âm liền nhau : được chia thành 2 vần :
nguyên âm đơn
+ nguyên âm đơn :
mea = me + a ;
Deum = de + um (2 vần) ;
nguyên âm đôi + nguyên âm đơn :
quia = qui + a ;
praeivi = prae + i + vi (hoặc viết præivi)
;
nguyên âm đơn + nguyên âm đôi :
gloriae = glo + ri + ae (hoặc gloriæ)
;
suae = su + ae (hoặc suæ) ;
nguyên âm đôi
+ nguyên âm đôi :
jejunos = je + ju + nos (hoặc ieiunos)
;
Galilaeae = ga + li + lae + ae (hoặc Galilææ)
;
b. Một phụ âm ở giữa 2 nguyên âm chia
2 nguyên âm đó thành 2 vần, phụ âm đó đi với nguyên âm sau :
supero = su + pe + ro (3 vần) ;
civitate
= ci + vi + ta + te (4 vần)
;
c. Nếu giữa 2 nguyên âm có từ 2 phụ âm trở
lên, thì phụ âm chót đi với nguyên âm sau :
mitto = mit-to (2 vần) ;
consumptus = con + sump + tus (3 vần).
Nhưng nếu nhóm phụ âm đó là tổ hợp ghép bởi
1 trong các âm p, b, t, d, c, g với 1 trong các âm l, r,
thì cả tổ hợp này đi với nguyên âm sau :
patrem = pa + trem ;
castra = cas + tra ;
Các phụ âm trong số các tổ hợp ch, ph,
th, qu luôn đi cùng với nhau :
architectus = ar + chi + tec + tus ;
loquacem = lo + qua + cem.
3. Trọng âm
:
Trọng âm cũng là
một yêu cầu quan trọng, vì trong việc ký âm cho các Thánh Vịnh (Psalmi)
hay các Kinh Cầu (Litaniae) chẳng hạn, người ta không bao giờ ghi nốt nhạc
cho toàn bài (gồm những câu dài ngắn không đều), mà chỉ ghi cho một câu mẫu, với
tiết tấu từng phần (intonatio, tenor et flexa, mediatio, finalis) trong
đó bao giờ cũng chỉ rõ nốt trọng âm (accentu). Nếu đặt sai vần (có trọng
âm lại hát vào nốt không trọng âm hay ngược lại) thì hỏng bét.
Trọng âm trong tiếng
Latin tuân theo mấy quy tắc sau :
- Từ có 2 vần
: trọng âm luôn ở vần đầu :
fé-cit, mí-hi, má-gna, pó-tens, sán-ctum, nó-men, é-jus...
- Từ có 3 vần
trở lên :
nếu vần thứ 2
kể từ cuối có nguyên âm dài thì trọng âm ở vần thứ 2 này :
ser-vá-re,
con-sér-vat, for-tú-na...
nếu vần thứ 2 kể từ cuối có nguyên
âm ngắn thì trọng âm ở vần trước nó :
mó-ne-o, pá-tri-a, pe-cú-ni-a, vó-lu-cris...
Việc phân biệt âm
dài âm ngắn là điều khó, nhưng các Sách Hát Lễ Latin đều luôn ghi dấu trọng âm
cho những từ có hơn 2 vần ; vì thế, nếu theo đúng các chỉ dẫn trong các sách
đó, thì việc đọc đúng tiếng Latin sẽ không khó nữa.
B. CÁCH ĐỌC TIẾNG LATIN
:
1. Một số
lưu ý :
Có thể nói tiếng Latin rất dễ đọc, theo nguyên tắc viết làm
sao đọc làm vậy, viết bao nhiêu chữ đọc hết bấy nhiêu, chỉ trừ một vài trường hợp
cần đặc biệt lưu ý, vì không giống như trong tiếng Việt :
- Âm l
cuối từ trong tiếng Latin cần phải uốn cong lưỡi lên, dứt khoát không phải âm n
trong Việt ngữ. Thí dụ : Gamaliel chớ đọc thành ga-ma-ni-ên (kiểu như thấy
đọc trên TV cool air thành cu-ne, kremil S thành cờ-rê-mi-nét...)
;
- Âm p
đầu từ trong tiếng Latin là một âm môi bật hơi, nhưng nhẹ nhàng hơn âm b, mà
cũng hoàn toàn không phải âm ph Việt ngữ. Thí dụ : culpa chớ đọc thành
cun-ba hoặc cun-pha ; Petrus chớ đọc thành bê-chút hoặc bê-tờ-rút hoặc
phê-trút... ;
- Âm r
trong tiếng Latin phải đọc hơi rung lên, chớ đọc chẳng hạn như Maria
thành ma-zi-a ; Israel thành ít-za-en hoặc ít-xa-en ; saecula
saeculorum thành xê-cu-na xê-cu-nô-zum ;
- Trong bảng dưới đây, khi ghi cách đọc là tr tức là
đọc tương tự tr Việt ngữ như trong 'trầm trồ, trăn trở, trong trẻo,
tràn trề' (nhiều người gọi là 'trờ nặng'), tương tự cách đọc ch trong 'church' của tiếng Anh. Khi ghi là t’r thì phải đọc luyến từ
t(ờ) sang r (hơi rung lên) ; âm này trong các ngôn ngữ Tây phương
là rất thường gặp, như trong 'tree' của tiếng Anh, 'traité' của
tiếng Pháp chẳng hạn ; dẫu vậy chớ đọc tách riêng hai âm tờ-rờ là không đúng.
Thí dụ : Patrem đọc pa kế đến t(ờ) luyến ngay sang rêm
(âm rung), ghi là pa-t’rêm (2 vần) ; chớ đọc
là pa-tờ-rêm hoặc pa-tờ-zêm (3 vần) hoặc pa-trêm hoặc ba-chêm hoặc pha-trêm (dù
là 2 vần) vì đều sai hết thảy.
2. Nối âm :
Quy tắc : nếu từ trước
tận cùng bằng 1 hay nhiều phụ âm và từ theo sau bắt đầu bằng 1 nguyên âm (đơn
hoặc đôi) thì phụ âm chót của từ trước phải được nối sang nguyên âm của từ sau
:
Nhóm từ Đọc thành
ponam_inimicos pô-nam-mi-ni-mi-côx’
Dominus_a đô-mi-nux-xa
sicut_erat_in xi-cut-tê-rat-tin
in_æternum in-nê-ter’-num
discessit_ab_illa đi-trêx-xit-tap-bi-la
dixerunt_ad_illam đik’-xê-runt-tat-đi-lam
3. Bảng hướng dẫn cách đọc tiếng Latin theo âm Việt ngữ :
Trước hết cần lưu ý các âm trong hai ngôn ngữ khác nhau
đương nhiên không bao giờ có cách phát âm giống hệt nhau. Các chỉ dẫn dưới đây
chỉ đưa ra những cách đọc 'tương tự, gần giống' mà thôi.
Bảng sau đây chỉ dẫn quy tắc căn bản để phát âm các chữ cái
Latin, căn cứ trên 'Tableau des règles de la prononciation romain du latin'
trích trong 'Cantus Missae et Officii'. Cách đọc này theo cách đọc của
Giáo Hội Công giáo Rô-ma, có khác chút ít với cách đọc được chỉ dẫn trong các
sách giáo khoa Latin (chẳng hạn của các tác giả H. Petit Mangin, Frederic M.
Wheelock...).
Một vài quy ước :
Dấu ’ theo sau một chữ phụ âm chỉ rằng phụ âm
đó phải được phát âm nhưng không tạo thành một vần (âm tiết). Thí dụ :
r’
: đọc là r(ờ)
l’
: đọc là l(ờ)
b’
: đọc là b(ờ)
p’
: đọc là p(ờ)
t’
: đọc là t(ờ)
c’,
k’ : đọc là c(ờ)
g’
: đọc là g(ờ)
x’ : đọc là x(ờ).
Điều này rất cần thiết để đọc các phụ âm kép
trong tiếng Latin. Thí dụ :
gloria
: đọc g(ờ) luyến nhanh sang lô-ri-a, và được ghi là g’lô-ri-a (3
vần hay 3 âm tiết) ; đừng đọc tách ra gờ-lô-ri-a (tức là tới 4 vần hay 4 âm tiết
là sai) ;
scripturas
: hai phụ âm x(ờ) và c(ờ) đều đọc luyến theo trật tự đó sang rip-tu-ra
và kết thúc bằng âm x(ờ), ghi là x’c’rip-tu-rax’ (cũng chỉ có 3 vần) ; đừng
đọc thành xờ-cờ-rip-tu-ra-xờ (thành ra tới 6 vần là quá sai) ;
brachio
: đọc b(ờ) luyến sang ra-ki-ô, ghi là b’ra-ki-ô (3 vần) ;
excelsis
: đọc ê-trê rồi cong lưỡi để phát âm l (nhưng không thành tiếng
'lờ'), rồi đến tiếng xi và kết thúc bằng âm x(ờ), ghi là
ê-trêl’-xix’ (3 vần) ; đừng đọc thành ê-trê-lờ-xi-xờ (5 vần là sai)...
Các nguyên âm đơn và đôi :
e :
* trong mọi trường hợp đọc gần như ê
Việt ngữ ; thí dụ :
sedere xê-đê-rê
lege
lê-dzê
ae (hoặc viết æ) :
* nguyên âm đôi, trong hầu hết trường hợp đọc
gần như ê Việt ngữ ; thí dụ :
caelo (hoặc cælo) trê-lô
terrae (hoặc terræ) tê-rê
quaecumque quê-cum-quê (3 vần)
(hoặc quæcumque)
ae (hoặc viết aë)
:
* trong các tên riêng không phải gốc Latin :
đọc tách a và ê ; thí dụ :
Israel (hoặc Israël) ix’-ra-êl’ (3 vần)
Raphael (hoặc Raphaël) ra-fa-êl’ (3 vần)
Michael (hoặc Michaël) mi-ca-êl’ (3 vần)
Gabael (hoặc Gabaël) ga-ba-êl’ (3 vần)
Nathanael (hoặc Nathanaël) na-ta-na-êl’ (4 vần)
oe (hoặc viết œ) :
* nguyên âm đôi trong hầu hết trường
hợp, đọc gần như ê Việt ngữ ; thí dụ :
proelium (hoặc prœlium) p’rê-li-um
oboedivit (hoặc obœdivit) ô-bê-đi-vit
oe (hoặc viết oë) :
* trong các tên riêng không phải gốc
Latin : đọc tách ô và ê ; thí dụ :
Ioel (hoặc Joël) yô-êl’ (2 vần)
Doeg (hoặc Doëg) đô-êk’ (2 vần)
Aroer (hoặc Aroër) a-rô-êr’ (3 vần)
o :
* trong mọi trường hợp đọc gần như ô
Việt ngữ ; thí dụ :
nostro nôx’-t’rô
u :
* trong mọi trường hợp đọc gần như u
Việt ngữ ; thí dụ :
lupus lu-pux’
au :
* nguyên âm đôi trong hầu hết
trường hợp, đọc a luyến nhanh sang u, gần như au Việt ngữ
và là 1 vần ; thí dụ :
autem au-têm (2
vần)
causa cau-za
(2 vần)
Faustinus faux’-ti-nux’
(3 vần)
haud auđ’ (1 vần)
haustae aux’-tê (2
vần)
lauda lau-đa
(2 vần)
Saulus xau-lux’
(2 vần)
au (hoặc viết aü) :
* trong các tên riêng không phải
gốc Latin, đọc tách a và u (2 vần) ; thí dụ :
Saul (hoặc Saül) xa-ul’ (2 vần)
eu :
* trong hầu hết trường hợp đọc tách ê
và u (2 vần) ; thí dụ :
Deus đê-ux’
(2 vần)
Sedeur xê-đê-ur’
(3 vần)
Deuel đê-u-êl
(3 vần)
meum mê-um (2 vần)
exeunt êk’-xê-unt’
(3 vần)
heu ê-u
(2 vần)
* nếu sau eu là một vần bắt đầu bằng một phụ âm (khi đó eu
được coi là nguyên âm đôi), hiếm, thường gặp trong các tên riêng : đọc ê
luyến nhanh sang u, gần như êu Việt ngữ (1 vần) ; thí dụ :
euge êu-dzê
(2 vần)
Eucharistia êu-ca-rix’-ti-a (5 vần)
Eudes êu-đêx’ (2 vần)
Euphemia êu-fê-mi-a (4 vần)
Europa êu-rô-pa
Eusebius êu-zê-bi-ux’
ay :
* rất hiếm, chỉ gặp trong rất ít
tên riêng không phải gốc Latin, đọc a luyến nhanh sang i, gần như
ai Việt ngữ (1 vần) ; thí dụ :
Raymundus rai-mun-đux’
(3 vần)
oy :
* rất hiếm, chỉ gặp trong rất ít
tên riêng không phải gốc Latin, đọc ô luyến nhanh sang i, gần như
ôi Việt ngữ (1 vần) ; thí dụ :
Moyses môi-zêx’
(2 vần)
Aloysius a-lôi-zi-ux’ (4 vần)
i, y :
* trong mọi trường hợp đọc tương tự
i Việt ngữ ; thí dụ :
Isaia (hoặc Isaïa) i-za-i-a (4 vần)
Kyrie ki-ri-ê
(3 vần)
eleison ê-lê-i-xôn
(4 vần) (*)
senior xê-ni-ôr’ (3 vần)
muriuntur mu-ri-un-tur’ (4 vần)
j (có khi viết i, y) :
* chính là chữ i khi
đi trước một nguyên âm và hợp với nguyên âm đó thành một vần, đọc i luyến
nhanh sang nguyên âm tiếp theo (đừng đọc thành như d Việt ngữ : alleluia
đừng đọc thành a-lê-lu-da hay a-lê-lu-za) ; thí dụ :
alleluia a-lê-lu-ya
(4 vần)
Hyacinthus ya-xin-tux’
(3 vần)
Benjamin (hoặc Beniamin) bên-ya-min (3 vần)
Hierosolyma yê-rô-zô-li-ma
(4 vần)
Jesus (hoặc Iesus) yê-zux’ (2 vần)
Jerusalem yê-ru-za-lêm (4 vần)
ejiciam ê-yi-tri-am
(4 vần)
Josue (hoặc Iosue) yô-zu-ê (3 vần)
ejus (hoặc eius) ê-yux’ (2 vần)
justum (hoặc iustum) yux’-tum (2 vần)
Các phụ âm :
(sau đây trừ trường hợp cần thiết, sẽ không ghi số vần của mỗi từ nữa)
c :
* đứng trước ae, oe, e, i, y
: đọc tương tự tr Việt ngữ như trong 'tràn trề' ; thí dụ :
caelum trê-lum
coepisset (hoặc cœpisset) trê-pix-xêt
ecce ê-trê
dicite đi-tri-tê
cymbalis trim-ba-lix’
* đứng trước a, o, u
và các phụ âm : đọc tương tự c, k Việt ngữ như trong 'cà
kê' ; thí dụ :
conglorificatur công-g’lô-ri-fi-ca-tur’
(6 vần)
secundum xê-cun-đum
scripturas x’c’rip-tu-rax’
(3 vần)
Sancto xangk’-tô
benedictus bê-nê-đik’-tux’
ch :
* trong mọi trường hợp đọc tương tự
c, k Việt ngữ như trong 'cà kê' ; thí dụ :
pascha pax’-ka
cherub kê-rup
brachio b’ra-ki-ô
chorus kô-rux’
lerichum lê-ri-kum
Christo k’ri-x’tô
g :
* đứng trước ae, e, i, y
: không có âm Việt ngữ tương đương, đọc nặng như j Anh ngữ trong July,
January ; thí dụ :
synagogae (hoặc synagogæ) si-na-gô-dzê
gemitus dzê-mi-tux’
agimus a-dzi-mux’
Aegyptum (hoặc Ægyptum) ê-dzip-tum
* đứng trước a, o, u
và một số phụ âm : đọc tương tự g (gh) Việt ngữ như trong 'gói
ghém' ; thí dụ :
gaudio gau-đi-ô
ego ê-gô
linguis ling-gu-ix’
glorioso g’lô-ri-ô-xô
gg :
* trong mọi trường hợp đọc tương tự g (gh) Việt ngữ như trong 'gói
ghém' ; thí dụ :
Naggae na(c)-g(h)ê
aggredia a(c)-g’rê-đi-a
aggerem a(c)-g(h)ê-rêm
gn :
* trong mọi trường hợp đọc tương tự
nh Việt ngữ như trong 'nhá nhem' ; thí dụ :
agnus a-nhux’
Agnes a-nhêx’
nc :
* ở cuối vần mà vần tiếp theo là một
phụ âm hoặc a, o, u ; hoặc cuối từ mà từ theo sau bắt
đầu bằng nguyên âm bất kỳ : đọc tương tự ng cuối vần Việt ngữ, và đọc nối
k- sang âm tiếp theo ; thí dụ :
unctio ungk’-ti-ô
increpans ing-k’rê-panx’
speluncas x’pê-lung-kax’
(3 vần)
concupiscentia công-cu-pix’-trên-ti-a
(6 vần)
hinc inde ingk’
(k)in-đê (1 vần + 2 vần)
nunc antichristi nungk’
(k)an-ti-k’ri-x’ti (1 vần + 4 vần)
* ở cuối vần mà vần theo sau bắt đầu
bằng e, ae, i : đọc tương tự ng cuối vần Việt ngữ, và đọc
nối tr- sang âm tiếp theo ; thí dụ :
princeps p’ring-trêpx’
spenluncae x’pên-lung-trê
principio p’ring-tri-pi-ô
vincit ving-trit
h :
* trong mihi, nihil và
các từ phái sinh : đọc tương tự k Việt ngữ như trong 'cây kim'
; thí dụ :
mihi mi-ki
nihil ni-kil’
* trong các trường hợp khác
: không đọc ; thí dụ :
habens a-bênx’
haec (hoặc hæc) êk’ (1 vần)
Herodes ê-rô-đêx’
hic ik
homo ô-mô
huic u-ik
(2 vần)
hyssopo i-xô-pô
qu :
* trong mọi trường hợp đọc cu
luyến nhanh sang nguyên âm tiếp theo, hợp với nguyên âm đó thành 1 vần ; thí dụ
:
quo cuô (chớ đọc như ai đó hướng dẫn quo vadis
mà đọc là "quơ" ..., thật là quê mùa !)
quo cuô (chớ đọc như ai đó hướng dẫn quo vadis
mà đọc là "quơ" ..., thật là quê mùa !)
quam cuam
(1 vần ; na ná quam)
quoque cuô-cuê
(2 vần ; na ná cuô-quê)
quoniam cuô-ni-am
(3 vần)
quintum cuin-tum (2 vần ; na ná quin-tum)
equus ê-cux’
(2 vần, âm u đọc dài ra)
cu :
* trong mọi trường hợp đọc cu
thành 1 vần riêng biệt đối với nguyên âm theo sau ; thí dụ :
pascua pax’-cu-a (3 vần)
docuerit đô-cu-ê-rit
(4 vần)
cuius cu-yux’
(2 vần)
arcuum ar’-cu-um
(3 vần)
s :
* ở các vị trí đầu từ, cuối từ, giữa
từ sau một phụ âm, giữa từ trước một phụ âm : đọc tương tự x Việt ngữ
như trong 'xa xôi' ; thí dụ :
sabaoth xa-ba-ot
ambulas am-bu-lax’
excelsis êk-trêl’-xix’
phantasma phan-tax’-ma
respondens rêx’-pôn-đênx’
festina fêx’-ti-na
* ở giữa hai nguyên âm : đọc tương tự d
Việt ngữ như trong 'dịu dàng' hay z trong 'zoo' Anh ngữ ;
thí dụ :
rosa rô-za
miserere mi-zê-rê-rê
dimisit đi-mi-zit
positus pô-zi-tux’
otiosos ô-(t)xi-ô-zôx’
resurgere rê-zur’-g(h)ê-rê
* trong các từ ghép (trừ các hậu tố
là -sophus, -sophia) : đọc tương tự x Việt ngữ như trong 'xa
xôi' ; thí dụ :
prosit (bởi pro + sit) p’rô-xit
praesumere (bởi prae + sumere) p’rê-xu-mê-rê
sc :
* đứng trước ae (æ), e, i
: đọc tương tự x rồi luyến ngay sang tr Việt ngữ như trong 'tràn
trề' ; thí dụ :
muscae (hoặc muscæ) mux’-trê
descendit đêx’-trên-đit
cognoscimus cô-nhôx’-tri-mux’
* đứng trước a, o, u
và một số phụ âm : đọc x luyến sang k để nối với nguyên âm hoặc
luyến sang phụ âm tiếp theo ; thí dụ :
scandalum x’kan-đa-lum
scoriam x’kô-ri-am
vobiscum vô-bix’-kum
scribo x’k’ri-bô
ss :
* trong mọi trường hợp đọc tương tự
x Việt ngữ ; thí dụ :
esse
êx-xê
Missa
mix-xa
ti :
* giữa hai nguyên âm : đọc nhẹ hơn
tr Việt ngữ, gần như x ; thí dụ :
patientia pa-(t)xi-ên-ti-a
initio i-ni-(t)xi-ô
tr :
* trong mọi trường hợp đọc luyến từ
t sang r, như 'tree' Anh ngữ, 'tract' Pháp ngữ
(khác hẳn tr Việt ngữ trong 'tràn trề') ; thí dụ :
nostra nôx’-t’ra
fratrem f’ra-t’rêm
patri pa-t’ri
vestros vêx’-t’rôx’
anterutrum an-tê-ru-t’rum
x :
* đứng trước ce, ci
: đọc tương tự tr Việt ngữ như trong 'tràn trề' ; thí dụ :
excelsis ê-trêl’-xix’
excidit ê-tri-đit
* cuối từ : đọc thành hai âm : kx
; thí dụ :
ex
êkx’
calix ca-likx’
* các trường hợp khác : đọc thành
hai âm : hoặc kx hoặc gz ; thí dụ :
Xaverius k’xa-vê-ri-ux’
dixit đig’-zit
exaudi êg’-zau-đi
exitus êg’-zi-tux’
z :
* trong mọi trường hợp đọc hơi nặng
hơn d Việt ngữ, tương tự '-si-' Anh ngữ trong 'division' ;
thí dụ :
zelus ʒê-lux’
evangelizantur ê-van-dzê-li-ʒan-tur’
baptizati bap-ti-ʒa-xi
(*) Kyrie eleison vốn là từ gốc Hi-lạp. Mặc dù là 'Thánh
Lễ theo nghi thức Rô-ma', nhưng Hội Thánh Công giáo Rô-ma vẫn giữ lại một số
lời kinh (thường ngắn) bằng tiếng Hi-lạp được Latin hoá trong Thánh Lễ, như
kinh Kyrie trong mọi Thánh Lễ, hoặc một hai kinh trong Phụng Vụ Thứ Sáu
Tuần Thánh, Thứ Bảy Tuần Thánh. Vì vậy, trong trường hợp eleison, dù chữ
s đi giữa 2 nguyên âm, nhưng do phát âm theo âm gốc Hi-lạp nên chữ s
này (vốn là chữ sigma) vẫn đọc là s mà không phải là z
(trong tiếng Hi-lạp mẫu tự phát âm z là mẫu tự zeta, tuy nhiên có
đọc là z theo thói quen đọc chữ Latin thì vẫn được chấp nhận).
Lời khuyên chân thành :
Dẫu sao ngoại ngữ vẫn là ngoại ngữ. Vì thế, nếu muốn hát tiếng
Latin thì phải chịu khó bỏ công tập luyện phát âm cho đúng, đừng dễ dàng, đại
khái, qua loa, chẳng bõ làm trò cười, gây chia lòng chia trí cho cả cộng đoàn.
C. CÁC BÀI TẬP ĐỌC :
1. Tantum ergo
1. Tantum ergo sacramentum tan-tum (m)er’-gô xa-c’ra-mên-tum
Veneremur cernui, vê-nê-rê-mur’
trêr’-nu-i
Et
antiquum documentum êt’ (t)an-ti-cum đô-cu-mên-tum
Novo cedat ritui. nô-vô trê-đa ri-tu-i
Praestet fides supplementum p’rêx’-têt
fi-đêx’ xup-p’lê-mên-tum
Sensuum defectui. xên-xu-um
đê-fêk’-tu-i
2. Genitori Genitoque dzê-ni-tô-ri
dzê-ni-tô-quê
Laus et jubilatio, laux’
(x)êt’ (t)yu-bi-la-(t)xi-ô
Salus, honor, virtus quoque xa-lux’ (x)ô-nôr vir’-tux’ cuô-quê
Sit et benedictio ; xit’ (t)êt’ bê-nê-đik’-(t)xi-ô
Procedenti ab utroque p’rô-trê-đên-ti
ab’ (b)u-t’rô-quê
Compar sit laudatio. Amen. côm-par’ xit’ lau-đa-(t)xi-ô a-mên
2. Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13)
1. Pater noster qui es in
caelis, pa-ter’
nôx’-ter’ qui êx’ (x)in trê-lix’
2. sanctificetur nomen tuum. sangk’-ti-fi-trê-tur’ nô-mên tu-um
3. Adveniat regnum tuum, at’-vê-ni-at’ rê-nhum tu-um
4. Fiat voluntas tua
fi-at’ vô-lun-tax’ tu-a
sicut in caelo et in terra. xi-cut’ (t)in trê-lô êt’ (t)in tê-ra
5. Panem nostrum quotidianum pa-nêm
nôx’-t’rum cuô-ti-đi-a-num
da
nobis hodie, đa
nô-bix’ (x)ô-đi-ê
6. Et dimitte nobis debita
nostra êt’ đi-mit-tê nô-bix’ đê-bi-ta nôx’-t’ra
sicut et nos dimittimus xi-cut’ (t)êt nôx’ đi-mit-ti-mux’
debitoribus nostris. đê-bi-tô-ri-bus’
nôx’-trix’
7. Et ne nos inducas in tentationem,
êt’ nê nôx’ (x)in-đu-cax’ (x)in tên-ta-(t)xi-ô-nêm
sed libera nos a malo. Amen. xêt li-bê-ra nôx’ (x)a ma-lô a-mên
3. Kinh Ngợi khen (Lc 1:46-55)
1. Magníficat
ánima méa Dóminum : ma-nhi-fi-cat’ (t)a-ni-ma mê-a đô-mi-num
2. Et
exsultávit spíritus méus êt’ (t)êk’-xul’-ta-vit’ x’pi-ri-tux’ mê-ux’
in
Déo salutári méo. (x)in
đê-ô xa-lu-ta-ri mê-ô
3. Quia
respéxit humilitátem ancíllae qui-a rêx’-pêg-zit’ (t)u-mi-li-ta-têm
(m)an-tri-lê
súae
: ecce enim ex hoc beátam xu-ê ê-trê ê-nim êg’z’ (z)ôc bê-a-tam
me
dícent ómnes generatiónes. mê đi-trênt’ (t)ôm-nêx’
dzê-nê-ra-(t)xi-ô-nêx’
4. Quia fécit
míhi mágna qui-a fê-trit’ mi-ki ma-nha
qui
pótens est : qui pô-tênx’ (x)êx’t’
et
sánctum nómen éjus. êt’ xangk’-tum nô-mên (n)ê-yux’
5. Et
misericórdia éjus a progénie êt’ mi-zê-ri-côr’-đi-a ê-yu-x’ (x)a p’rô-dzê-ni-ê
in
progénies timéntibus éum. in
p’rô-dzê-ni-êx’ ti-mên-ti-bux’ (x)ê-um
6. Fécit
poténtiam in bráchio súo : fê-trit’ pô-tên-(t)xi-am (m)in b’ra-ki-ô
xu-ô
dispérsit
supérbos ménte đix’-pêr’-xit
xu-pêr’-bôx’ mên-tê
córdis
súi. côr’-đix’
xu-i
7. Depósuit
poténtes de séde, đê-pô-zu-it’ pô-tên-têx’ đê xê-đê
et
exaltávit húmiles. êt’ (t)êg-zal’-ta-vit (t)u-mi-lêx’
8. Esuriéntes
implévit bónis : ê-zu-ri-ên-têx’ (x)im-p’lê-vit’ bô-nix’
et
dívites dimísit inánes. êt’ đi-vi-têx’ đi-mi-zit’ (t)i-na-nêx’
9. Suscépit
Israel puérum súum, xux’-trê-pit’ (t)ix’-ra-êl’ pu-ê-rum su-um
recórdatus
misericórdiae súae. rê-côr’-đa-tux’
mi-zê-ri-côr’-đi-ê xu-ê
10. Sicut
locútus est ad pátres nóstros, xi-cut’ lô-cu-tux’ (x)êx’t’ (t)at pa-t’rêx’ nôx’-t’rôx’
Ábraham
et sémini éjus in saécula. a-b’ra-am
(m)êt’ xê-mi-ni ê-yux’ (x)in xê-cu-la
11. Glória
Pátri, et Fílio, g’lô-ri-a
pa-t’ri êt’ fi-li-ô
et
Spirítui Sáncto. êt’ x’pi-ri-tu-i xangk’-’tô
12. Sicut érat
in princípio, xi-cut’ (t)ê-rat’ (t)in p’ring-tri-pi-ô
et
nunc, et sémper, êt’ nungk’ (k)êt’ xêm-pêr’
et in saécula saeculórum. Amen. êt’ (t)in xê-cu-la xê-cu-lô-rum a-mên
4. Kinh Te Deum :
1. Te Deum laudamus : tê đê-um lau-đa-mux’
te Dominum confitemur. tê
đô-mi-num con-fi-tê-mur’
2. Te aeternum Patrem tê
ê-ter’-num pa-t’rêm
omnis terra veneratur. ôm-nix’ tê-ra vê-nê-ra-tur’
3. Tibi omnes Angeli ; tibi Caeli
ti-bi ôm-nêx’ (x)an-dzê-li
ti-bi trê-li
et universae Potestates ; êt’ (t)u-ni-ver’-sê pô-têx’-ta-têx’
4. Tibi Cherubim et Seraphim ti-bi
kê-ru-bim (m)êt’ xê-ra-fim
incessabili voce proclamant : (m)ing-trêx-xa-bi-li vô-trê
p’rô-k’la-mant’
5. Sanctus, Sanctus, Sanctus, sangk’-tux’
sangk’-tux’ sangk’-tux’
Dominus Deus Sabaoth. đô-mi-nux’
đê-ux’ xa-ba-ot ’
6. Pleni sunt caeli et terra p’lê-ni
xunt’ trê-li êt’ tê-ra
maiestatis gloriae tuae. ma-yex’-ta-tix’
g-lô-ri-ê tu-ê
7. Te gloriosus Apostolorum chorus,
tê g’lô-ri-ô-xux’
(x)a-pôx’-tô-lô-rum ko-rux’
8. Te Prophetarum laudabilis numerus,
tê p’rô-fê-ta-rum lau-đa-bi-lix’ nu-mê-rux’
9. Te Martyrum candidatus tê mar’-ti-rum can-đi-đa-tux’
laudat exercitus. lau-đat’ (t)êg-zer-tri-tux’
10. Te per orbem terrarum tê
per’ (r)ôr’-bem te-ra-rum
sancta confitetur Ecclesia, sangk’-ta côn-fi-tê-tur’ (r)ê-k’lê-zi-a
11. Patrem immensae maiestatis : pa-t’rêm
(m)im-men-xê ma-yêx’-ta-tix ’
12. Venerandum tuum verum vê-nê-ran-đum
tu-um vê-rum
et unicum Filium ; êt’ (t)u-ni-cum vê-rum
13. Sanctum quoque sangk’-tum
cuô-quê
Paraclitum Spiritum. pa-ra-k’li-tum x’pi-ri-tum
14. Tu Rex gloriae, Christe. tu rêk’x’ g’lô-ri-ê k’rix’-tê
15. Tu Patris sempiternus es Filius.
tu pa-t’rix’ xêm-pi-têr-nux’ (x)êx’ fi-li-ux’
16. Tu ad liberandum tu ađ’ li-bê-ran-đum
suscepturus hominem, xux’-trêp-tu-rux’
(x)ô-mi-nêm
non horruisti Virginis uterum. nôn
(n)ô-ru-ix’-ti vir’-dzi-nix’ (x)u-tê-rum
17. Tu, devicto mortis aculeo, tu
đê-vik’-tô môr’-tix’ (x)a-cu-lê-ô
aperuisti credentibus a-pê-ru-ix’-ti
k’rê-đen-ti-bux’
regna
caelorum. rê-nha trê-lô-rum
18. Tu ad dexteram Dei sedes, tu ađ’ đêk’x’-tê-ram đê-i sê-đêx’
in gloria Patris. in g’lô-ri-a pa-t’rix’
19. Iudex crederis esse venturus. yu-đêk’x’ k’rê-đê-rix’ (x)ê-xê vên-tu-rux’
20. Te ergo quaesumus, tê êr’-gô quê-xu-mux’
tuis famulis subveni : tu-ix’
fa-mu-lix’ xub’-vê-ni
quos pretioso sanguine redemisti. cuôx’
p’rê-xi-ô-zô sang-gu-i-nê rê-đê-mix’-ti
21. Aeterna fac cum sanctis tuis ê-têr’-na
fak’ cum sangk’-tix’ tu-ix’
in gloria numerari. in g’lô-ri-a nu-mê-ra-ri
Phần xướng – đáp
V. Salvum fac populum tuum, Domine, X. xal’-vum fak’ pô-pu-lum tu-um
đô-mi-nê
et benedic hereditati tuae. êt’ bê-nê-đik’ (k)ê-rê-đi-ta-(t)xi tu-ê
R. Et rege eos, Đ. êt’ rê-g(h)ê ê-ôx’
et extolle illos usque in aeternum. êt’ êk’x’-tôl’-lê il’-lôx’ (x)ux’-quê in ê-ter’-num
V. Per singulos dies benedicimus te.
X. pêr’ xing-gu-lôx’ đi-êx’ bê-nê-đi-tri-mux’ tê
R. Et laudamus nomen tuum Đ.
êt’ lau-đa-mux’ nô-mên tu-um
in saeculum, in xê-cu-lum
et in saeculum saeculi. êt’ (t)in xê-cu-lum xê-cu-li
V. Dignare, Domine, X.
đi-nha-rê đô-mi-nê
die isto sine peccato nos custodire. đi-ê ix’-tô xi-nê pêk-ca-tô nôx’
cux’-tô-đi-rê
R. Miserere nostri, Domine, Đ.
mi-zê-rê-rê nôx’-t’ri đô-mi-nê
miserere nostri. mi-zê-rê-rê nôx’-t’ri
V. Fiat misericordia tua, X.
fi-at’ mi-zê-ri-côr’-đi-a tu-a
Domine, super nos, đô-mi-nê
xu-pêr’ nôx’
quemadmodum speravimus in te. quê-mađ’-mô-đum
x’pê-ra-vi-mux’ (x)in tê
R. In te, Domine, speravi : Đ.
in tê đô-mi-nê x’pê-ra-vi
non confundar in aeternum. nôn côn-fun-đar’ (r)in (n)ê-têr-num
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét