Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU BÀI XÍCH PHẬT GIÁO

CỤ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU BÀI XÍCH PHẬT GIÁO NHƯNG KHÔNG THẤY NHÀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN HÓA NGUYỄN ĐẮC XUÂN HOẶC MỘT NHÀ SƯ NÀO CHỐNG ĐỐI CỤ CẢ !




Nguyn Văn Ngh



            
Trong nhóm 12 người có tên trong bản kiến nghị (sau đó có PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lên tiếng là bị PGS-TS Lê Cung “lập khống” danh sách) gởi lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị không đặt tên đường cho 2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes. Trong bản kiến nghị có nêu lý do chống đối : “Rhodes viết cuốn Phép giảng tám ngày bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo). Nhưng bên cạnh đó, ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo)”.
Trong lịch sử nước ta từ thời nhà Trần trở về sau có nhiều nhà Nho “cự Thích” (bài xích Phật giáo).

Vào thế kỷ 19 cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu đã viết tác phẩm “Dương Từ - Hà Mậu” với 3460 câu thơ, qua đó bài xích kịch liệt đạo Da tô (Công giáo) và đạo Phật. Tác phẩm này ít người biết đến bởi nó đụng chạm đến vấn đề tôn giáo.
Không biết “Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông có khi nào đọc qua tác phẩm này chưa ?
Bản thân tôi không thích chuyện bài xích tôn giáo, nhưng tôi xin dẫn chứng những câu thơ mà cụ Nguyễn Đình Chiểu bài xích Phật giáo để “Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông, nếu chưa bao giờ đọc tới, thì nay có dịp đọc để có cái nhìn bao dung hơn với giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

Phần thứ 11 trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu cụ Nguyễn Đình Chiểu viết : “Ta nghe Phật ở Tây phương / Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” 

“ Trên vua dưới đến dân thôn / Đua nhau kỉnh trọng một môn phù đồ / Quỳ hương chẩn tế nam mô / Tới lui tăng đạo ra vô Phật đường / Bao nhiêu theo đạo Tây phương / Phước lành chưa thấy tai ương tới mình / Trên thời nghiêng nước nghiêng thành /Dưới thời nhà cửa tan tành xiết bao / Phật linh mấy cứu ai nào / Người nay sao hãy lòn vào Thích gia ?” (1).

Phần thứ 17 trong tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu đã phê phán các nhà sư : “ Kể từ sống ở dương gian /  Sợ xâu trốn thuế tìm đàng đi tu / Vô chùa làm chước cạo đầu / Trốn vua theo Phật trông cầu rảnh tay ” 

 “ Miệng thời niệm chữ nam mô / Mắt xem gắm ghé mấy cô đi chùa/ Áo cơm khỏi tốn tiền mua / No lòng ấm cật lại đua thói xằng / Tham câu sắc dục ai bằng / Lòng lang dạ cáo lăng nhăng trọn đời / Khi buồn cô vãi đỡ chơi / Khi vui vợ khách cũng nơi thanh lầu / Chẳng trừ thịt chó, thịt trâu / Trối thây giới cấm mặc dầu no say / Ngoài am giả chước ăn chay / Trong liêu rượu thịt ngày ngày liền xơi” (2).

Nếu “nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa” Nguyễn Đắc Xuân và những người “cùng hội cùng thuyền” với ông mà chưa đọc những câu thơ này thì thật là những nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa “phiến diện”, còn nếu đọc rồi mà lơ đi thì là những nhà nghiên cứu – văn hóa “thiên vị”.

Thật là không công bằng khi “Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Nguyễn Đắc Xuân” và những người “cùng hội, cùng thuyền” với ông đã công kích giáo sĩ Alexandre là bài xích Phật giáo. Các vua quan Việt Nam đã xem giáo sĩ Alexandre de Rhodes và những người Tây dương là “ở ngoài vòng giáo hóa” kia mà !

                   
                          Nguyn Văn Ngh
Phú Lộc Tây - Thị trấn Diên Khánh - Khánh Hòa


Chú thích:
1- namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-11/
Câu thơ : “ Ta nghe Phật ở Tây phương / Vốn người mọi rợ luân thường chẳng ưa” có vài dị bản : “ Ta nghe Phật ở Tây phương / Vốn người kẻ chợ, luân thường chẳng ưa” hoặc “ Vả xưa Phật ở Tây phương / Sống không biết lẽ cang thường là chi”
2- namkyluctinh.info/nguyen-dinh-chieu-duong-tu-ha-mau-phan-17/



Phụ chú của Suối Nguồn Kinh Thánh

Vào khoảng cuối năm 1980, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, có in và xuất bản “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập”, tập 1, truyện Dương Từ Hà Mậu được in trong tập này, từ trang 253 đến trang 470 (218 trang). Các đoạn t/g Nguyễn Văn Nghệ dẫn trên gồm các câu 943-944, trang 308, các câu 953-962, trang 309, các câu 1643-1646, 1653-1664, các trang 336-337. Xin xem các hình dưới đây.



Hình 1 : Bìa quyển “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập”, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980



Hình 2 : Các trang 2 và 3 quyển “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập”, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980


Hình 3 : Trang 253 quyển “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập”, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980, tức là trang đầu truyện “Dương Từ - Hà Mậu”



Hình 4 : Các trang 308, 309, trong có các câu từ 920-946 (trang 308) và từ 947-976 (trang 309) của truyện Dương Từ - Hà Mậu trong “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập”, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980




Hình 5 : Các trang 336, 337, trong có các câu từ 1635-1659 (trang 336) và từ 1660-1686 (trang 337) của truyện Dương Từ - Hà Mậu trong “Nguyễn Đình Chiểu toàn tập”, tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980



Không có nhận xét nào: