GIÊ-SU NA-ZA-RET VUA GIU-ĐÊ LÀ THIÊN CHÚA
Tin Mừng Gio-an 19:19-22 :
19 Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập tự giá ; bảng đó viết : " Giê-su [người] Na-za-ret Vua [dân] Do-thái ". 20 Trong dân Do-thái có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh là một nơi gần thành ; và tấm bảng viết bằng các tiếng Hip-ri, La-tin, Hi-lạp. 21 Các thượng tế của người Do-thái nói với Phi-la-tô : " Xin đừng viết ' Vua [dân] Do-thái ', nhưng [xin viết] ' Tên này đã nói : Ta là Vua [dân] Do-thái ' ". 22 Phi-la-tô trả lời : " Điều ta đã viết thì đã viết ! ".
Đoạn Tin Mừng trên trong bản La-tin Vulgata :
19 Scripsit autem et titulum Pilatus et posuit super crucem ; erat autem scriptum : “ Iesus Nazarenus Rex Iudæorum ”. 20 Hunc ergo titulum multi legerunt Iudaeorum, quia prope civitatem erat locus, ubi crucifixus est Iesus ; et erat scriptum Hebraice, Latine, Graece. 21 Dicebant ergo Pilato pontifices Iudaeorum : “ Noli scribere : Rex Iudæorum, sed : Ipse dixit : “Rex sum Iudaeorum” ”. 22 Respondit Pilatus : “ Quod scripsi, scripsi ! ”.
Bốn mẫu tự đầu câu " Giê-su Na-za-ret Vua Do-thái " trong tiếng Latin ghép lại thành " INRI ". Đôi khi cũng thấy một số bảng viết tắt 4 chữ trên là JNRJ. Đó là đã thay mẫu tự I bằng mẫu tự J. Việc dùng thay này chỉ xuất hiện mãi về sau, thời Chúa Giê-su chưa có : J thay I trong trường hợp I đi trước một nguyên âm như trong cả hai chỗ của câu dẫn trên. Ngoài ra, ngay mẫu tự U và V thời Chúa Giê-su cũng không phân biệt : chỉ dùng mẫu tự V mà thôi. Vì vậy, câu La-tin trên còn có thể viết :
IESVS NAZARENVS REX IVDÆORVM
Tuy nhiên, với các Giáo Hội Đông phương dùng bản văn Hi-lạp, thì bốn chữ đó lại là " INBI ", do bản văn Tin Mừng :
19 Ἔγραψεν δὲ καὶ τίτλον ὁ Πιλᾶτος καὶ ἔθηκεν ἐπὶ τοῦ σταυροῦ· ἦν δὲ γεγραµµένον, Ἰησοῦς ὁ Ναζωραῖος ὁ Βασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων. 20 Τοῦτον οὖν τὸν τίτλον πολλοὶ ἀνέγνωσαν τῶν Ἰουδαίων, ὅτι ἐγγὺς ἦν ὁ τόπος τῆς πόλεως ὅπου ἐσταυρώθη ὁ Ἰησοῦς· καὶ ἦν γεγραµµένον Ἑβραϊστί, Ῥωµαϊστί, Ἑλληνιστί. 21 Ἔλεγον οὖν τῷ Πιλάτῳ οἱ ἀρχιερεῖς τῶν Ἰουδαίων, Μὴ γράφε, Ὁ βασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων, ἀλλ᾽ ὅτι ἐκεῖνος εἶπεν, Βασιλεύς εἰµι τῶν Ἰουδαίων. 22 Ἀπεκρίθη ὁ Πιλᾶτος, Ὃ γέγραφα, γέγραφα.
(La-tin hoá :
19 Hegrafen de kai titlon o Pilatos kai hethēken hepi toy stauron hēn de gegrammenon, Iēsous o Nazōraios o Basileus tōn Ioudaiōn. 20 Toyton oyn ton titlon polloi anegnōsan tōn Ioudaiōn, oti heggus hēn o topos tēs poleōs opoy hestaurōthē o Iēsous kai hēn gegrammenon Hebraisti, Romaisti, Hellēnisti. 21 Helegon oyn tō Pilatō oi arkhiereis tōn Ioudaiōn, Mē grafe, O basileus tōn Ioudaiōn, all oti hekeinos heipen, Basileus heimi tōn Ioudaiōn. 22 Apekrithē o Pilatos, O gegrafa, gegrafa.)
Đọc lại bốn sách Tin Mừng, ta thấy Phi-la-tô thực không muốn kết án tử hình Chúa Giê-su chỉ vì điều mà ông ta cho rằng, dân Do-thái đã cáo gian rằng Chúa Giê-su đã mạo nhận là Vua Giu-đê (câu trong các bản văn dẫn trên cần dịch là Vua [xứ] Giu-đê mới thật sát nghĩa, vì khi đó Hê-rô-đê An-ti-pas chỉ được chính quyền Rô-ma cho làm tiểu vương xứ Ga-li-lê và Pê-rê mà thôi, còn xứ Giu-đê vẫn dưới sự cai trị của tổng trấn Rô-ma, mà lúc đó là Phi-la-tô). Vì thế khi biết Chúa Giê-su là người Ga-li-lê, ông đã cho giải Người qua cho Hê-rô-đê bấy giờ đang có mặt ở Giê-ru-sa-lem nhờ xử giúp (Lu-ca 23:7).
Khi Hê-rô-đê trả Chúa Giê-su về cho Phi-la-tô mà không kết án, Phi-la-tô quả thật muốn tha Người, nhất là lại nghe bà vợ khuyên "không nên nhúng tay vào việc xử người công chính này" (Mat-thêu 27:19), thì ông càng không muốn lên án chết cho người. Chịu áp lực của đám dân chúng bị những thượng tế và kỳ mục kích động, có lẽ ông muốn Chúa chối rằng Người không phải là Vua Giu-đê để ông ta có cớ tha, nên ông hỏi đi hỏi lại Người có phải là Vua Giu-đê không. Nhưng thật trái với ý của ông, Chúa Giê-su khẳng định " Tôi là vua " (Hi-lạp : βασιλεύς εἰµι ; La-tin : Rex sum ; Gio-an 18:37). Thế là đã rõ, cái Ông này không chối điều dân chúng đã tố cáo mà còn công khai nhìn nhận ! Thế là hết cách ! Vì thế Phi-la-tô đành sai lấy nước cho mình rửa tay mà nói : " Ta vô can trong việc đổ máu người này " (Mat-thêu 27:24).
Như vậy Phi-la-tô nhìn nhận rằng quả thực Giê-su đã dám công khai xưng là vua. Mà đã xưng là vua thì chống lại Xê-za (hoàng đế Rô-ma) ; và tha cho kẻ chống lại Xê-za thì cũng có nghĩa là phản nghịch cùng Xê-za, đúng như nhận định của đám đông dân chúng (Gio-an 19:12). Nên Phi-la-tô đã cho viết " Vua Giu-đê " để việc xử tử được " chính đáng ". Tất nhiên ông ta còn ngụ ý nhạo báng cả Chúa Giê-su, cả dân Do-thái. Chính các thượng tế cũng nhận thấy điều đó nên mới thỉnh cầu Phi-la-tô thay đổi lời viết. Và Phi-la-tô đã nhất quyết " viết là viết ".
Có điều trong bản văn Hip-ri, lời viết đó quen dịch là : ישוע הנצרי ומלך היהודים (La-tin hoá : YSHUA` HNTSRY W'MLKH HYHUDYM [đọc từ phải qua trái, là : yê-shu-a ha-na-tse-ri me-lekh ha-yơ-hu-đim]). Bốn mẫu tự đầu trong các từ của lời này hợp thành יהוה , mà trong tiếng Hip-ri lại chính là bốn chữ YHWH thường được đọc là Yahweh (= Gia-vê) nghĩa là Đức Chúa. Như thế sự mỉa mai nhạo báng theo ý muốn phàm tục của tổng trấn Phi-la-tô lại trở thành lời tuyên xưng rất rõ ràng : Đấng bị đóng đinh nhục nhã trên cây gỗ kia quả thật là Con Thiên Chúa như lời viên đại đội trưởng đội hành quyết Chúa Giê-su đã tuyên xưng dưới chân thập tự giá (Mac-cô 15:39), là chính Thiên Chúa !
Tin Mừng Gio-an 19:19-22 :
19 Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập tự giá ; bảng đó viết : " Giê-su [người] Na-za-ret Vua [dân] Do-thái ". 20 Trong dân Do-thái có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh là một nơi gần thành ; và tấm bảng viết bằng các tiếng Hip-ri, La-tin, Hi-lạp. 21 Các thượng tế của người Do-thái nói với Phi-la-tô : " Xin đừng viết ' Vua [dân] Do-thái ', nhưng [xin viết] ' Tên này đã nói : Ta là Vua [dân] Do-thái ' ". 22 Phi-la-tô trả lời : " Điều ta đã viết thì đã viết ! ".
Đoạn Tin Mừng trên trong bản La-tin Vulgata :
19 Scripsit autem et titulum Pilatus et posuit super crucem ; erat autem scriptum : “ Iesus Nazarenus Rex Iudæorum ”. 20 Hunc ergo titulum multi legerunt Iudaeorum, quia prope civitatem erat locus, ubi crucifixus est Iesus ; et erat scriptum Hebraice, Latine, Graece. 21 Dicebant ergo Pilato pontifices Iudaeorum : “ Noli scribere : Rex Iudæorum, sed : Ipse dixit : “Rex sum Iudaeorum” ”. 22 Respondit Pilatus : “ Quod scripsi, scripsi ! ”.
Bốn mẫu tự đầu câu " Giê-su Na-za-ret Vua Do-thái " trong tiếng Latin ghép lại thành " INRI ". Đôi khi cũng thấy một số bảng viết tắt 4 chữ trên là JNRJ. Đó là đã thay mẫu tự I bằng mẫu tự J. Việc dùng thay này chỉ xuất hiện mãi về sau, thời Chúa Giê-su chưa có : J thay I trong trường hợp I đi trước một nguyên âm như trong cả hai chỗ của câu dẫn trên. Ngoài ra, ngay mẫu tự U và V thời Chúa Giê-su cũng không phân biệt : chỉ dùng mẫu tự V mà thôi. Vì vậy, câu La-tin trên còn có thể viết :
IESVS NAZARENVS REX IVDÆORVM
Tuy nhiên, với các Giáo Hội Đông phương dùng bản văn Hi-lạp, thì bốn chữ đó lại là " INBI ", do bản văn Tin Mừng :
19 Ἔγραψεν δὲ καὶ τίτλον ὁ Πιλᾶτος καὶ ἔθηκεν ἐπὶ τοῦ σταυροῦ· ἦν δὲ γεγραµµένον, Ἰησοῦς ὁ Ναζωραῖος ὁ Βασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων. 20 Τοῦτον οὖν τὸν τίτλον πολλοὶ ἀνέγνωσαν τῶν Ἰουδαίων, ὅτι ἐγγὺς ἦν ὁ τόπος τῆς πόλεως ὅπου ἐσταυρώθη ὁ Ἰησοῦς· καὶ ἦν γεγραµµένον Ἑβραϊστί, Ῥωµαϊστί, Ἑλληνιστί. 21 Ἔλεγον οὖν τῷ Πιλάτῳ οἱ ἀρχιερεῖς τῶν Ἰουδαίων, Μὴ γράφε, Ὁ βασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων, ἀλλ᾽ ὅτι ἐκεῖνος εἶπεν, Βασιλεύς εἰµι τῶν Ἰουδαίων. 22 Ἀπεκρίθη ὁ Πιλᾶτος, Ὃ γέγραφα, γέγραφα.
(La-tin hoá :
19 Hegrafen de kai titlon o Pilatos kai hethēken hepi toy stauron hēn de gegrammenon, Iēsous o Nazōraios o Basileus tōn Ioudaiōn. 20 Toyton oyn ton titlon polloi anegnōsan tōn Ioudaiōn, oti heggus hēn o topos tēs poleōs opoy hestaurōthē o Iēsous kai hēn gegrammenon Hebraisti, Romaisti, Hellēnisti. 21 Helegon oyn tō Pilatō oi arkhiereis tōn Ioudaiōn, Mē grafe, O basileus tōn Ioudaiōn, all oti hekeinos heipen, Basileus heimi tōn Ioudaiōn. 22 Apekrithē o Pilatos, O gegrafa, gegrafa.)
Đọc lại bốn sách Tin Mừng, ta thấy Phi-la-tô thực không muốn kết án tử hình Chúa Giê-su chỉ vì điều mà ông ta cho rằng, dân Do-thái đã cáo gian rằng Chúa Giê-su đã mạo nhận là Vua Giu-đê (câu trong các bản văn dẫn trên cần dịch là Vua [xứ] Giu-đê mới thật sát nghĩa, vì khi đó Hê-rô-đê An-ti-pas chỉ được chính quyền Rô-ma cho làm tiểu vương xứ Ga-li-lê và Pê-rê mà thôi, còn xứ Giu-đê vẫn dưới sự cai trị của tổng trấn Rô-ma, mà lúc đó là Phi-la-tô). Vì thế khi biết Chúa Giê-su là người Ga-li-lê, ông đã cho giải Người qua cho Hê-rô-đê bấy giờ đang có mặt ở Giê-ru-sa-lem nhờ xử giúp (Lu-ca 23:7).
Khi Hê-rô-đê trả Chúa Giê-su về cho Phi-la-tô mà không kết án, Phi-la-tô quả thật muốn tha Người, nhất là lại nghe bà vợ khuyên "không nên nhúng tay vào việc xử người công chính này" (Mat-thêu 27:19), thì ông càng không muốn lên án chết cho người. Chịu áp lực của đám dân chúng bị những thượng tế và kỳ mục kích động, có lẽ ông muốn Chúa chối rằng Người không phải là Vua Giu-đê để ông ta có cớ tha, nên ông hỏi đi hỏi lại Người có phải là Vua Giu-đê không. Nhưng thật trái với ý của ông, Chúa Giê-su khẳng định " Tôi là vua " (Hi-lạp : βασιλεύς εἰµι ; La-tin : Rex sum ; Gio-an 18:37). Thế là đã rõ, cái Ông này không chối điều dân chúng đã tố cáo mà còn công khai nhìn nhận ! Thế là hết cách ! Vì thế Phi-la-tô đành sai lấy nước cho mình rửa tay mà nói : " Ta vô can trong việc đổ máu người này " (Mat-thêu 27:24).
Như vậy Phi-la-tô nhìn nhận rằng quả thực Giê-su đã dám công khai xưng là vua. Mà đã xưng là vua thì chống lại Xê-za (hoàng đế Rô-ma) ; và tha cho kẻ chống lại Xê-za thì cũng có nghĩa là phản nghịch cùng Xê-za, đúng như nhận định của đám đông dân chúng (Gio-an 19:12). Nên Phi-la-tô đã cho viết " Vua Giu-đê " để việc xử tử được " chính đáng ". Tất nhiên ông ta còn ngụ ý nhạo báng cả Chúa Giê-su, cả dân Do-thái. Chính các thượng tế cũng nhận thấy điều đó nên mới thỉnh cầu Phi-la-tô thay đổi lời viết. Và Phi-la-tô đã nhất quyết " viết là viết ".
Có điều trong bản văn Hip-ri, lời viết đó quen dịch là : ישוע הנצרי ומלך היהודים (La-tin hoá : YSHUA` HNTSRY W'MLKH HYHUDYM [đọc từ phải qua trái, là : yê-shu-a ha-na-tse-ri me-lekh ha-yơ-hu-đim]). Bốn mẫu tự đầu trong các từ của lời này hợp thành יהוה , mà trong tiếng Hip-ri lại chính là bốn chữ YHWH thường được đọc là Yahweh (= Gia-vê) nghĩa là Đức Chúa. Như thế sự mỉa mai nhạo báng theo ý muốn phàm tục của tổng trấn Phi-la-tô lại trở thành lời tuyên xưng rất rõ ràng : Đấng bị đóng đinh nhục nhã trên cây gỗ kia quả thật là Con Thiên Chúa như lời viên đại đội trưởng đội hành quyết Chúa Giê-su đã tuyên xưng dưới chân thập tự giá (Mac-cô 15:39), là chính Thiên Chúa !
Đệ tử Giu-se
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét