Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

BÀI THƯƠNG KHÓ THỨ SÁU TUẦN THÁNH

 

BÀI THƯƠNG KHÓ THỨ SÁU TUẦN THÁNH


Bùi Ngọc Hiển

 

Theo truyền thống lâu đời, bài Thương khó trong Nghi thức tưởng niệm ngày Thứ Sáu Tuần Thánh luôn là bài trích trong Phúc âm Gioan, trọn 2 đoạn 18 (cc 1-40) và 19 (cc 1-42). Tuy nhiên, Nghi thức trước Công đồng Vaticanô thứ II chia bài này thành hai phần :

- Phần Passio : từ câu Jn 18:1 đến câu Jn 19:37 ; nếu bài Thương khó được hát, thì phần này sẽ được hát theo Tonus Passio (= Cung Thương khó), có thể do nhiều người cùng tham gia.

- Phần Evangelium : từ câu Jn 19:38 đến hết bài tức là đến câu Jn 19:42 ; phần này sẽ được một mình vị Chủ sự hát theo Tonus Evangelii (= Cung Phúc âm).

Điều trên đây cũng áp dụng cho các bài Thương khó trong ba Phúc âm còn lại :

 

Matthêô

Marcô

Luca

CN lễ Lá

Thứ Ba TT

Thứ Tư TT

Passio

26:36-75 – 27:1-44

14:32-72 – 15:1-41

22:39-71 – 23:1-49

Evangelium

27:45-52

15:42-46

23:50-53

Có thể xem trong Missale Romanum (ex Decreto Concilii Tridentini [Nghi thức cũ], tái bản lần thứ 28, Iuxta Typicam Vaticanam, 2004) và Cantus Passionis Domini Nostri Jesu Christi Secundum Matthaeum, Marcum, Lucam et Joannem (Typis Polyglottis Vaticanis, 1938), sau câu :

... (Jn 19:37) Vidébunt in quem transfixérunt (= ... Chúng nhìn xem Người chúng đã đâm), như sau :


thì có chữ đỏ :

Quod sequitur, legitur in tono Evangelii : et dicitur Munda cor meum, sed non petitur benedíctio, et non deferuntur luminaria neque incensum, et Celebrans in fine non osculatur librum (= Phần tiếp theo (tức là từ câu Jn 19:38 đến câu Jn 19:41) hát với cung Evan ; và đọc Xin rửa sạch tâm hồn con, nhưng không xin chúc lành, không mang đèn, hương, và vị Chủ sự cũng không hôn sách khi kết thúc) :

(Jn 19:38) Post hæc autem rogávit Pilátum Joseph ab Arimathǽa ... (= Kế đó, Giuse Arimathia, ... đến xin Philatô...).

Câu đó được kí âm như sau (cung Evan) :


Năm 1964, khi Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, lúc ấy còn là linh mục thuộc nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt, viết các bài Thương khó tiếng Việt để hát theo cung Passio, ngài đã không làm “nguyên xi” như thế. Ngài coi toàn bài là duy nhất, nên câu “Chúng nhìn xem Người chúng đã đâm” và câu tiếp theo “Kế đó, Giu-se A-ri-ma-thi-a...” được ngài viết như sau (đều cùng là cung Passio) :


Và ngài cho kết toàn bài Thương khó với câu kết theo kí âm câu Vidébunt in quem transfixérunt trong cung Passio như sau :


Việc chia các bài Thương khó thành hai phần không còn được áp dụng trong Nghi thức mới sau Công đồng Vaticanô thứ II. Trong ấn bản Missale Romanum Cum Lectionibus (ex Decreto Sacrosancti Œcumenici Concilii Vaticani Il Instauratum Auctoritate Pauli Pp. VI Promulgatum, Editio Iuxta Typicam Alteram, Vatican, 1977), các bài đó được quy định lại như sau :

Matthêô

Marcô

Luca

Gioan

CN LL năm A

CNLL năm B

CNLL năm C

Thứ Sáu TT

Mt 26:36 – 27:52

Mc 14:32 – 15:46

Lc 22:39 – 23:53

Jn 18:1 – 19:42

Vì thế, có thể coi rằng, ở Việt Nam, Đức cha Nguyễn Văn Hòa là vị tiên phong trong việc xác nhận toàn bài Thương khó là duy nhất.

Dưới đây xin giới thiệu đến quý độc giả toàn văn hai bài Thương khó theo cung Passio :

Tiếng Latin : theo Cantus Passionis, 1938 ;

Tiếng Việt : bản in ronéo tại ĐCV Thánh Giuse, Saigon, 1970.

 

Tiếng Latin :


Tiếng Việt :


Mùa Chay 2024

Bùi Ngọc Hiển


Không có nhận xét nào: