Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

THÁNH MARIA MAĐALENA

THÁNH MARIA MAĐALENA,

MÔN ĐỒ CỦA CHÚA



Hôm nay, Thứ Sáu, 22 tháng Bảy, lễ kính thánh Maria Mađalena.

 

Thánh Maria Mađalena hoàn toàn không phải là thánh Maria Bêtania, cũng hoàn toàn không phải cô gái điếm nào. Sự lầm lẫn này mặc dù đã được nhiều nhà chú giải Thánh Kinh lên tiếng và đính chính. Tuy nhiên không hiểu vì sao nó vẫn cứ tồn tại. Nhiều linh mục giảng lễ dường như cũng không muốn tìm hiểu thêm làm gì, bài giảng của nhiều vị có khi là copy của chính mình (trong những năm trước) hoặc copy trên mạng, lại đặc biệt khai thác đề tài “Maria Mađalena từng là một kẻ tội lỗi đã trở thành thánh nhân”. Có vị năm nào cũng lặp lại câu “mỗi thánh nhân đều có quá khứ, mỗi tội nhân đều có tương lai”, rồi lấy làm chủ đề cho bài giảng lễ của mình, như thể về thánh Maria Mađalena không còn đề tài nào khác để giảng !

 

Bài dịch dưới đây từ trang mạng truyền thông Vatican News (có dẫn nguyên văn trong tiếng Anh) không nhằm “minh oan” hay “lấy lại công bằng” hay “phục hồi danh dự” cho thánh nữ. Vả chăng nay thánh nữ đã được hưởng phúc thiên đàng, cũng chẳng cần gì ba cái chuyện lặt vặt dưới thế gian. Nhưng ở thế kỉ XXI này ta cũng nên minh bạch với nhau : “Của Caesar trả cho Caesar”, và “có thì nói có, không thì nói không”.

Trước kia, lễ nhớ (chỉ riêng) thánh Marta được cử hành vào ngày 29 tháng Bảy trong Hội thánh Công giáo. Ngày 26-1-2021, sau khi tham khảo các đề nghị từ Ủy ban Phụng vụ và Kỉ luật thánh, đã thêm hai người em của thánh Marta là thánh Maria và thánh Lazarô vào mừng chung trong cùng một ngày lễ mừng thánh Marta, bậc lễ là lễ nhớ buộc, ngày mừng lễ vẫn là ngày 29 tháng Bảy hằng năm.

 

ST. MARY MAGDALENE, DISCIPLE OF THE LORD

 

THÁNH MARIA MAĐALENA, MÔN ĐỒ CỦA CHÚA

 

https://www.vaticannews.va/en/saints/07/22/st--mary-magdalene--disciple-of-the-lord-.html

 

Apostle of the Apostles

"Apostle of the Apostles" is the title given Mary Magdalene by St Thomas Aquinas. Her name comes from her home town of Magdala, a fishing village on the western shore of Lake Tiberias. St Luke the Evangelist tells us, in Chapter 8 of his Gospel, how Jesus went from town to town announcing the Good News of the Kingdom of God, and how the Twelve Apostles were with Him together with some women who had been healed of evil spirits or infirmities, and were serving them. Among these was a certain "Mary, called the Magdalene, from whom seven demons came out."

Tông đồ của các Tông đồ

“Tông đồ của các Tông đồ” là tước hiệu được thánh Tôma Aquina dùng chỉ thánh Maria Mađalena. Tên Mađalena xuất phát từ tên làng quê của thánh nữ, một làng chài lưới bên bờ tây biển hồ Tibêria. Tin Mừng Luca, đoạn 8, tường thuật việc Chúa Giêsu đi từ thành này sang thành khác để loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa, việc Mười hai Tông đồ theo Chúa cùng một vài phụ nữ đã được Chúa chữa lành khỏi các ác thần hoặc các bệnh tật sau đó theo phục vụ các vị này. Trong số các phụ nữ đó có “Maria, gọi là Mađalena, người được chữa khỏi bảy quỷ dữ”.

Misconceptions about her identity : she was not a prostitute

As Biblical exegesis teaches, the expression 'seven demons' could indicate a serious physical or moral malady that had struck the woman and from which Jesus had freed her. But, until now, tradition has claimed that Mary Magdalene was a prostitute. This is only because in Chapter 7 of Luke’s Gospel we read of the conversion of an anonymous "known sinner in that city" who, when Jesus was a guest in the house of a notable Pharisee, bathed His feet “with perfume and her tears and dried them with her hair.” Without any real textual connection, Mary of Magdala was identified with that unnamed prostitute. But, according to Cardinal Ravasi, there is a further misunderstanding : anointing with perfumed oil is a gesture that was also performed by Mary, the sister of Martha and Lazarus, on a different occasion, as reported by the Evangelist, St John. And so, in some popular traditions, Mary Magdalene has come to be identified with this Mary of Bethany, after being confused with the prostitute of Galilee.

Nhận định sai lầm về gốc gác : cần khẳng định thánh nữ không phải là một cô gái điếm

Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, từ ngữ “bảy quỷ” có thể chỉ đến tình trạng đau nặng về thể lí hoặc luân lí đã tấn công người phụ nữ, và Chúa Giêsu đã giải thoát người phụ nữ khỏi tình trạng đó. Thế nhưng đến nay, truyền thống vẫn cứ cho rằng Maria Mađalena là một kĩ nữ. Nguyên do chỉ vì trong Tin Mừng Luca, đoạn 7, tường thuật rằng khi Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà một người biệt phái sang trọng là Simon, thì có một “phụ nữ được biết là kẻ tội lỗi trong thành”, đã đến rửa chân Chúa “bằng dầu thơm và nước mắt, rồi lấy tóc mà lau”. Không có bất cứ mối liên lạc về mạch văn để có thể đồng nhất Maria Mađalena với người kĩ nữ vô danh này. Nhưng theo hồng y Ravasi [1], sự hiểu lầm bị đẩy xa hơn khi việc làm đó cũng được Maria, chị em với Marta và Lazarô, thực hiện trong một trường hợp khác, như được tường thuật trong Tin Mừng Gioan. Và do đó, theo truyền thống người đời, Maria Mađalena lại bị đồng nhất với Maria làng Bêtania, sau khi đã bị lầm lẫn với cô kĩ nữ xứ Galilê [2].

At the foot of the cross

Mary Magdalene appears in the Gospels in the most dramatic moment of Jesus' life, when she accompanies Him to Calvary and, along with other women, observes Him from afar. She is still there when Joseph of Arimathea places the body of Jesus in the sepulcher, which is closed with a stone. And on the morning of the first day of the week, she returns to the tomb, finds the stone rolled away, and runs to warn Peter and John. They in turn hurry to the empty tomb and discover that the body of the Lord is missing.

Dưới chân thập tự giá

Maria Mađalena xuất hiện trong các bản văn Tin Mừng vào lúc bi thảm nhất của cuộc đời Chúa Giêsu, khi thánh nữ đi theo Chúa đến Calvariô, và đứng nhìn Chúa từ đàng xa cùng với mấy người phụ nữ khác. Thánh nữ vẫn còn ở đó khi Giuse Arimathia táng xác Chúa Giêsu vào huyệt đá, rồi huyệt bị đóng lại bằng một phiến đá. Và đến sáng ngày thứ nhất trong tuần, thánh nữ trở lại ngôi mộ, thấy phiến đá đã được lăn khỏi cửa huyệt, bèn chạy về nói cho Phêrô và Gioan biết. Đến lượt hai vị này vội chạy đến ngôi mộ trống và thấy các Chúa không còn nữa.

Meeting with the Risen Lord

The two disciples return home but Mary Magdalene remains at the tomb in tears. Her initial disbelief gradually turns to faith when she sees two angels and asks them if they know where Jesus’ body has been taken. Then she sees Jesus Himself, but fails to recognize Him. She thinks He is the gardener, and when He asks why she is crying and who she is looking for, she replies : "Sir, if you have taken Him away, tell me where you have put Him and I will go and remove Him.” But Jesus says her name, "Mary" – and she recognizes Him at once : "Rabbuni !”, she says, which in Hebrew means "Master !" Jesus then tells her : "Do not cling to me because I have not yet ascended to the Father ; but go and find the brothers and to tell them I am ascending to my Father and your Father, to my God and your God." So Mary Magdalene goes to the disciples and tells them she has seen the Lord and that He said these things to her. (cf. John 20)

Gặp Chúa Phục sinh

Hai tông đồ trở về nhà, nhưng Maria Mađalena vẫn còn khóc bên mộ. Khi thánh nữ thấy hai thiên thần, cùng hỏi các vị về xác Chúa Giêsu, thì sự không tin lúc đầu của thánh nữ dần dần trở thành niềm tin Chúa đã sống lại. Rồi thánh nữ nhìn thấy chính Chúa Giêsu mà không nhận ra. Thánh nữ nghĩ đó là một người làm vườn, và khi Chúa hỏi sao mà khóc, và hỏi thánh nữ tìm ai, thì thánh nữ đã trả lời : “Thưa ông, nếu ông đã đem xác Thầy đi, thì xin nói cho tôi biết để tôi đến lấy xác Thầy”. Nhưng Chúa gọi tên thánh nữ : “Maria” thì lập tức thánh nữ nhận ra Chúa : “Rabbuni – Lạy Thầy !” Rồi Chúa bảo : “Đừng động đến Ta, vì Ta chưa về cùng Cha ; nhưng hãy đi gặp và nói cho các anh em biết Ta sẽ lên cùng Cha Ta cũng là Cha anh em, đến với Chúa của Ta cũng là Chúa anh em.” Vì thế, Maria Mađalena đi nói với các tông đồ rằng mình đã thấy Chúa, và Chúa đã nói những điều đó. (tham chiếu Tin Mừng Gioan, đoạn 20).

She announces Jesus’ Resurrection from the dead

Mary Magdalene is the first among the women following Jesus to proclaim Him as having overcome death. She is the first to announce the joyful message of Easter. But she also proved she was among those who loved Him most when she stood at the foot of the Cross on Mount Calvary together with Mary, His Mother, and the disciple, St. John. She did not deny him or run away in fear as the other disciples did, but remained close to Him every moment, up to and including the tomb.

Thánh nữ loan báo Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết

Maria Mađalena là người thứ nhất trong các phụ nữ từng theo Chúa đã loan báo về việc Chúa vượt qua sự chết mà sống lại. Thánh nữ là người đầu tiên loan báo tin vui phục sinh. Thánh nữ còn chứng tỏ mình thuộc về số những người đã yêu Chúa hơn hết, khi thánh nữ cùng đứng dưới chân thập tự giá Chúa với Mẹ Maria và môn đồ Gioan. Thánh nữ đã không chối Chúa, cũng không tháo chạy vì sợ như các môn đồ khác đã làm, nhưng vẫn ở lại với Chúa trong mọi lúc, cả ở nơi huyệt mộ.

The Feast of Mary Magdalene

Pope Francis elevated the memory of Mary Magdalene to the status of Festivity on July 22nd, 2016 in order to stress the importance of this faithful disciple of Christ.

Ngày lễ kính thánh Maria Mađalena

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã thiết lập lễ kính nhớ thánh Maria Mađalena vào ngày 22 tháng Bảy, năm 2016, để nhấn mạnh tầm quan trọng của người môn đồ trung kiên này của Chúa Cristô.

 


[1] Hồng y Gianfranco Ravasi, sinh tại Merate, Í, ngày 18-10-1942, thụ phong linh mục ngày 28-6-1966 tại Milan, học tại Đại học Giáo hoàng Gregorio và viện Thánh Kinh Giáo hoàng. Ngài dạy về Thánh Kinh Cựu Ước tại phân khoa thần học Bắc Í. Từ 1989 tới 2007, ngài làm quản thư tại Thư viện Ambrosio tại Milan, đồng thời viết nhiều sách cùng nhiều bài báo cho tờ L’Osservatore Romano và L’Avvenire, chủ nhiệm chương trình truyền hình Frontiers of the Spirit. Ngày 3-9-2007, ngài được chỉ định làm Tổng giám mục hiệu tòa Villamagna di Proconsolare, đồng thời đảm nhiệm các chức vụ : Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Tòa thánh, Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa Giáo hội và Khảo cổ thánh (tháng 11-2012, Ủy ban Giáo hoàng về Di sản Văn hóa sáp nhập Hội đồng Văn hóa Tòa thánh), được thụ phong ngày 29-9-2007. Từ tháng 3-2012, ngài làm Chủ tịch Hiệp hội văn hóa Casa di Dante tại Rôma, cống hiến cho khắp nước Í và các nước khác biết về những công trình của Dante. Ngoài ra, ngài còn tham gia cũng như đảm nhận nhiều chức vụ, công việc khác...

 Đức hồng y Ravasi

[2] Xin nhắc lại sự không hoàn toàn giống nhau giữa các sách Tin Mừng thuật câu chuyện xức dầu cho Chúa trong một bữa ăn. Tin Mừng Luca 7:36-40 thuật chuyện xảy ra tại nhà một người biệt phái (không rõ tên), người phụ nữ được xác định là “một người tội lỗi trong thành”. Lc 7:47 thuật lời Chúa nói về việc làm của người phụ nữ tội lỗi : “... các tội của chị này, các tội lỗi rất nhiều của chị đã được tha, vì chị đã tỏ ra yêu mến nhiều...” Và lời Chúa nói trực tiếp với người phụ nữ : “Lòng tin của chị đã cứu chữa chị. Hãy đi về bình an.” Rồi liền ngay sau đó, dù văn mạch không có dấu gì là các câu chuyện có mối liên lạc nào với nhau, Luca lại kể về những phụ nữ đi theo Chúa cùng với nhóm Mười hai (Lc 8:1-3). Nhưng ba sách Tin Mừng còn lại thì lại khác : Matthêu 26:6-13, coi là song song với Marcô 14:3-9, nói người biệt phái tên là Simon tật phong, người phụ nữ vô danh, có tội lỗi hay không thì không xác định, cùng lời Chúa nói về người phụ nữ này (Mt 26:12 // Mc 14:8) : “... đổ dầu thơm trên mình Ta tức là cô đã liệm táng Ta rồi...” Còn theo Tin Mừng Gioan 12:1-8, câu chuyện xức dầu thơm xảy ra khi Chúa dùng bữa trong nhà chị em Marta, và thánh Gioan kể rõ tên cả ba chị em, cũng như tên người phụ nữ đã xức dầu cho Chúa là Maria (tức là Maria Bêtania). Câu Chúa nói về việc làm của Maria hơi khác : “... chính là cô ấy còn dành giữ dầu thơm đó lại chờ ngày liệm táng tôi...” (Jn 12:7)

 


Không có nhận xét nào: