Sang Xuân kính chúc vâng theo ý Chúa
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN
NĂM
C – 2022
Tin
Mừng Luca 4:21-30
Tại
quê nhà, Chúa giảng truyền
Mọi
người khen ngợi triền miên hết lời
Sao
Ông hùng biện giỏi tài
Giảng
rao thông suốt dậy lời khéo khôn
Con
bác thợ mộc đồng hương
Mẹ ông cạnh chúng ta luôn hằng ngày
Chúa
lại bảo họ liền ngay
Các
tiên tri bị xưa rày rẻ khinh
Chính
nơi nguyên quán của mình
Như
xưa hạn hán thình lình xảy ra
Chúa
đã sai Ê-li-a
Chẳng
cứu một kẻ Is-ra-el nào
Si-đôn
không phải đồng bào
Đến
cứu bà góa dồi dào của ăn.
Dân
thành nghe thấy Chúa răn
Càng thêm tức tối giận căm đuổi Người.
CÔ
NHI VINH-SƠN 5 KONTUM
MỖI NGÀY TIÉN HƠN
Nhờ
chăm sóc cũa các sơ
Dòng
Ảnh phép lạ chăm lo mỗi ngày
Các
em dân tộc tốt hoài
Dần
khôn lớn học hành này tiến luôn
Nhờ
lòng mến Chúa kính tôn
Các
sơ chăm sóc yêu thương hằng ngày
Mới
nhìn thấy rõ hiện nay
Như trên hình ảnh tỏ bày cho coi
Niềm
vui cho hết mọi người
Rộng
lòng giúp đỡ suốt đời các sơ
Vì
yêu Chúa đã chăm lo
Con
em dân tộc cần cho dòng nòi.
Các
soeur chăm sóc.
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
Năm
C – 2022
Tin
Mừng Luca 1:1-4, 4:14-21
Trở
về quê quán là nơi
Gốc
nguồn sinh trưởng từ thời tổ tiên
Ngài
liền công bố hồng ân
Chúa
Cha sai xuống ban ơn cứu đời
Những
người quê quán của Ngài
Nghi ngờ bản gốc con người đồng hương
Chúng
con xin Chúa đoái thương
Giúp
đời con sống mãi luôn tin Ngài
Để
cho cuộc sống đời này
An
vui thánh thiện hàng ngày Chúa ban
Hầu
cho cuộc sống bình an
Ngày
sau lên chốn vinh quang vĩnh hằng.
Sứ
điệp Tin Mừng
TỔNG GIÁM MỤC GIUSE VŨ VĂN THIÊN
Giáo
dân Kẻ Sặt quán quê
Hải
Dương - Thanh Miện luôn thì sống sinh
Một
nơi bền vững đức tin
Nhiều
người tử đạo nhất trên mọi miền
Đã
được Hội Thánh tôn vinh
Lên
bậc hiển thánh kính trên toàn cầu
Các
Ngài chắc chắn cầu bầu
Chúa
thương ban xuống biết bao ơn lành
Cho
mọi tín hữu nước mình
Đức
tin vững chắc lưu dành cháu con
Duy
trì dòng giống mãi luôn
Sống
trung tín mãi sắt son một niềm.
Các
vị cầu cho quê hương.
THÁI
BÌNH MÙA LÚA CHÍN
ĐẦY THỢ GẶT
Hồng
ân Thiên Chúa bao la
Thái
Bình đồng lúa mượt mà tốt tươi
Phó
tế hai mươi bốn người
Mười
lăm linh mục đồng thời thụ phong
Trở
thành những thợ giỏi giang
Trên
đồng lúa chín Chúa ban dồi dào
Giáo
dân thành tín bền lâu
Tổ
tiên gắn bó với nhau dòng nòi
Cháu
con một mực theo noi
Ông
cha truyền thống xa xôi lưu truyền
Lòng
tin Thiên Chúa trung kiên
Chúa
luôn ban phát ơn trên xuống nhiều.
Mùa gặt phong phú. 2021
ĐỨC
CHA HIỆU TRUYỀN CHÚC
15 PHÓ TẾ GIÁO PHẬN BÙI CHU
Mười
lăm phó tế thụ phong
Bùi
Chu : giáo phận rất đông tín đồ
Hằng
yêu mến Chúa Ki-tô
Cậy
trông phó thác nỗi lo dịch mùa
Chủ
chăn truyền dạy ra cho
Tại
nhà cầu nguyện hướng vô thay vì
Giữ
cho trọn vẹn luật lề
Hiện
hành xã hội đưong thì truyền cho
Lễ
nghi đã chủ chăn lo
Giáo
dân hãy giữ luật cho vẹn toàn
Bản
quyền dân sự lo toan
Bàng
yên dân chúng hảo hoàn diễn ra.
Phong
phó tế. 2021.
GIÁO
PHẬN XUÂN LỘC :
23 TÂN LINH MỤC
Tạ
ơn Thiên Chúa rủ lòng
Thương
ban cho giáo phận đông chiên đoàn
Hăm
ba tân chức chuyên cần
Trở
nên những vị chủ chăn giỏi tài
Giáo
dân ở khắp mọi nơi
Quây
quần về chốn đất đai mỡ màu
Làm
ăn chí thú bền lâu
Đông
đoàn tín hữu hiệp nhau tôn sùng
Giữ
gìn đạo Chúa cùng chung
Với
lòng tín kính cha ông lưu truyền
Hiệp
chung rước sách triền miền
Lễ
dâng kinh hạt giữ gìn truyền lưu.
Chúa
ban nhiều chủ chăn. 2021
GIÁO
HOÀNG RÔMA GẶP
GIÁO CHỦ CHÍNH THỐNG HY-LẠP
Gặp
nhau mừng rỡ anh em
Giáo
hoàng xin lỗi xưa phiền gây ra
Anh
em con cùng một Cha
Lại
gây ra tội bất hòa lâu năm
Nay
mau tha thứ nỗi lầm
Anh
em Chúa dặn gương làm yêu thương
Soi
cho thiên hạ thấu tường
Lời
Cha căn dặn mọi đường thứ dung
Chút
quà lưu niệm nhớ chung
Anh
em gương sáng khắp cùng trần gian
Mọi
người nhìn thấy việc làm
Nhận
nhìn Thiên Chúa Đấng hằng xót thương.
Gặp
gỡ tha thứ. 2021
SINH NHẬT ĐỨC THÁNH CHA FRANXICÔ
Tuổi
cao, sinh nhật : hơi tàn
Ba
em bé phụ thổi làm tắt chung
Mừng
ngày sinh vị Chúa dùng
Làm
Giáo hoàng chọn nối dòng Phê-rô
Tiếp
nối sứ mệnh Tông đồ
Chăn
đoàn chiên Chúa chăm lo giảng truyền
Báo
loan khắp cả mọi miền
Tin
Mừng của Chúa cho thiên hạ nhờ
Tiếng
Ngài vẳng mãi tận xa
Mọi
người nghe rõ bao la Tin Mừng
Đem
ơn Chúa đến tới cùng
Mọi
người được lãnh ơn chung Nước Trời.
Mừng
sinh nhật Giáo hoàng. 17-12-21
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
Năm
C – 2022
Tin
Mừng Gioan 2:1-12
Cana
có đám cưới mời
Chúa,
Mẹ, các đệ tử xơi tiệc bàn
Đang
cùng vui vẻ ngồi ăn
Ngờ
đâu hết rượu, Mẹ van Chúa rằng :
“Người
ta hết rượu nửa chừng.”
– :Viêc gì Con, Mẹ để hòng lắng lo !”
Nơi
đây có sáu chum to
Gia
nhân, Mẹ bảo cứ lo Chúa truyền
Nghe
lời Chúa, nước đổ liền
Chúa
hóa nên rượn triền miên tiệc mừng
Chủ
nhà sung sướng hết lòng
Cảm
ơn Chúa Mẹ đã thương cứu cùng.
Sứ
diệp Tin mừng. C 2022.
GIUSE NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Người
công chính có Chúa luôn
Thật
là sâu thẳm tận trong tâm hồn
Bởi
lòng có Chúa trường tồn
Sống
nơi trần thế giữa luôn bao người
Tỏa
lan ra khắp mọi nơi
Danh
thơm Thiên Chúa trên trời cao sang
Hợp
theo ý Chúa truyền loan
Nguời
trần thế sống bình an tuyệt vời
Phải
luôn vâng mệnh Chúa Trời
Đấng
toàn năng rất siêu vời trao ban
Con
người làm chủ vũ hoàn
Tô
thêm nét đẹp vẹn toàn thiên ân.
Người
công chính hợp ý Chúa. 6-12-21.
CỤ MICAE VŨ VĂN ĐỀ VỀ NHÀ CHA
Cụ
99 tuổi, Xâm Bồ
Giã
từ trần thế bước vô Nước Trời
Làm
người khi sống ở đời
Chu
toàn sứ mệnh tại nơi gian trần
Đạo
đời cụ đã hoàn thành
Chiến
binh đất nước chu toàn nghỉ hưu
Đức
tin chăm chỉ bước vào
Cộng
đồng giáo xứ phó trao điều hành
Quê
hương giáo xứ hảo hoàn
Hoa
Kỳ cũng nhận việc làm ân ban
Đứng
đầu phụng vụ Cộng đoàn
Giờ
đây ngơi nghỉ Chúa ban Nước Trời.
Về
nhà Cha. 2021.
LĂNG
CHA CẢ
MỘ ĐỨC CHA BÁ-ĐA-LỘC
Lăng
Đức cha Cả trên đây
Vị
ân nhân Việt Nam ngày xưa kia
Dân
miền nam nhớ ơn thì
Xin
đem mai táng để ghi công Ngài
Xây
lăng mai táng nơi đây
Sài-gòn
trước cổng sân bay ra vào
Năm
tám ba bị phá mau
Dẹp
tàn tích đế quốc đâu lưu tồn
Thay
bằng một quả cầu tròn
Trước
đường vào cổng phi trường diễn ra
Xóa
di tích lịch sử xưa
Chối
công những vị trải qua hiến đời.
Xóa
bỏ lịch sử. 2021.
HỒNG
ÂN TU ĐOÀN
TRUYỀN TIN HÀ NỘI
Tạ
ơn Thiên Chúa thương ban
Gọi
kêu nữ giới Việt Nam ơn nhiều
Đi
theo Chúa gọi cũng đều
Giống
như nam giới tin theo rao truyền
Nước
Trời đi khắp mọi miền
Sáng
soi dân chúng triền miên biết rằng
Chúa
là Cha khắp muôn dân
Vũ
hoàn tạo tác ban ân nhân loài
Chúng
sinh được sống trên đời
Phải
lo nhận biết Chúa Trời là Cha
Mọi
người bổn phận tỏ ra
Thờ
phượng kính mến người Cha hết lòng.
Nữ
nam như nhau. 2021
MÁNG CỎ NHÀ THỜ MẸ LA VANG
Nơi
đây tượng Chúa Hài đồng
Toàn
thánh Gia thất cũng trong hang này
Giúp
cho tín hữu hằng ngày
Khi
dự Thánh lễ qua đây ngắm nhìn
Gia
đình nghèo khổ triền miên
Khởi
đầu Chúa xuống ở trên gian trần
Bỏ
trời sinh xuống dương gian
Bằng
lòng chịu lấy lầm than phận người
Chúa
nay đang ngự trên trời
Hàng
ngày vẫn xưống trên nơi bàn thờ
Giáo
dân tiến đến nhận vô
Hết
lòng tin kính tôn thờ mến yêu.
Nhìn
qua máng cỏ. 2021.
THỨ BỐN VÀ
THỨ TƯ
Bùi Ngọc Hiển
Có một tập sách nhỏ dạng booklet của Hội Rất thánh Đức Mẹ
Mân côi, nhan đề Kinh Mân côi, nội dung gồm các ngắm tắt 20 mầu
nhiệm Rosario và một vài kinh nguyện khác (bìa như hình 1 dưới đây).
Hình 1
Đối với 20 ngắm tắt, tất cả các ngắm thứ 4 trước nay
vẫn quen đọc là [ngắm] thứ bốn, đều được sửa thành thứ
tư (hình 2) :
Hình 2
“Bốn” với “tư” cũng là đề tài tranh luận khởi phát từ một đề thi –
mà lại là đề thi môn Toán – tại một trường phổ thông vào khoảng đầu năm
2016. Đề thi đó như sau (hình 3) :
Hình 3
Trong số những người nêu ý kiến về đề thi trên, có một vị tiến sĩ
(vì không được nghe / đọc trực tiếp từ chính vị này, mà chỉ được tường thuật
trên mặt báo, nên xin không nêu tên vị này ở đây) cho rằng (hình 4) :
Hình 4
Nếu quả thực “tư là cách đọc của số thứ tự, còn bốn để
đọc số đếm”, thì e rằng người Công giáo Việt Nam đã dùng tiếng Việt sai be bét
“từ đời nọ đến đời kia”, và nếu thế, không riêng các ngắm tắt của “kinh Mân
côi” phải được sửa lại như việc làm của Hội Rất thánh Đức Mẹ Mân côi, mà
còn rất nhiều kinh khác cũng phải sửa lại tương tự. Thí dụ tất cả các kinh đọc
ngày Chúa Nhật từ sau kinh Nghĩa Đức tin cho đến hết kinh Phúc
thật tám mối. Hơn thế nữa, còn phải sửa lại tất cả các loại “ngắm” như ngắm
14 nơi thương khó Đức Chúa Giêsu, ngắm Đứng, ngắm Rằng, ngắm
Dấu đanh, ngắm Bảy sự đau đớn Đức Bà, ngắm Bảy sự đau đớn cùng
bảy sự vui mừng ông thánh Giuse !
Nhưng có đúng như vậy không ?
Xin thưa luôn : Không hề ! Nhận định trên của vị tiến sĩ nọ chỉ là
nhận định theo cảm tính cá nhân, có phần võ đoán ; người nhận định tưởng là thế
mà không phải thế (nhưng lại muốn bắt buộc người khác cũng phải nhìn nhận
như thế bằng cách dùng đến hai lần từ “phải” trong nhận định của mình).
Ta hãy thử xem xét việc dùng “thứ bốn” và “thứ tư” trong tiếng Việt
xưa nay.
Hai tác phẩm có lẽ phải kể là xưa nhất có liên quan tới sự việc
trên là quyển “Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma ꞗĕào đạo
thánh đức Chúa blời” (tiếng Việt trong nguyên bản) hay “Cathechismvs pro
ijs, qui volunt suscipere baptismvm in octo dies diuisus” (tiếng Latin), và
quyển Dictionarivm Annamiticvm Lusitanvm et Latinvm, thường được gọi là từ
điển Việt – Bồ – La. Cả hai tác phẩm này của cùng một tác giả : linh mục
dòng Chúa Giêsu (thường gọi là dòng Tên) Alexandre de Rhodes, tên theo
tiếng Việt quen gọi là Đắc Lộ, và được in cùng năm 1651.
Quyển thứ nhất là các bài giáo lí căn bản của giáo hội Công giáo bằng
tiếng Latin được cha Đắc Lộ soạn cho các thầy giảng bên Âu châu muốn
sang truyền giáo tại nước Đại Việt, cùng với bản dịch sang tiếng Việt. Tiếng
Việt trong sách này là một hệ thống chữ viết theo bộ mẫu tự Latin cùng với
nhiều chữ và dấu khác vốn không có trong tiếng Latin, mà nay được phát
triển thành hệ thống chữ viết tiếng Việt được gọi chính xác là chữ Quốc ngữ.
Quyển thứ hai là một từ điển tiếng Việt, cũng dành cho các nhà truyền
giáo, để có thể hiểu được tiếng nói của dân chúng nơi họ định đến là nước Đại
Việt, nhờ vào hệ thống chữ viết – là tiền thân của chữ Quốc ngữ – được dịch ra hai thứ tiếng Âu châu là Bồ-đào-nha
và Latin.
Như thế cả hai tác phẩm trên không nhắm đến độc giả là người Việt,
mà nhắm đến những giáo sĩ Tây phương, như phương tiện giúp các vị này có thể
nói bằng tiếng bản xứ (quyển thứ nhất), và nghe hiểu được tiếng bản xứ (quyển
thứ hai). Do đó, tiếng Việt trong cả hai quyển này được chọn lọc sao cho đó phải
là những tiếng phổ biến trong dân chúng.
Ở quyển đầu không hề có từ ngữ “thứ tư” ; ngược lại “thứ bốn” có thể
gặp thấy nhiều lần : không kể các tiêu mục đầu trang “Ngày thứ bốn”, từ trang
94 đến t. 132, còn năm chỗ khác cũng có “thứ bốn” (không kể những chỗ chỉ có “bốn”
mà không có “thứ” ở trước).
Ở quyển sau, là một tiểu từ điển, cũng không có “thứ tư”, trong khi
ở cột 53, mẫu tự B, có :
bốn
: quatro : quatuor (;) thứ bốn : o quarto : quartus, a,
um. (chữ in nghiêng, theo nguyên bản, là chữ Bồ-đào-nha tương ứng) ;
và :
tư,
bốn : quatro : quatuor ; tháng tư : quarto mes : quartus mensis
(..., và không có thứ tư)
Những số mục khác, có :
một,
nhít [= nhứt, nhất] ; thứ nhít ; hai (đôi, nhị) ; nhị [không có nhì] ; ba ; thứ ba ; năm ; sáu ; bảy ; tám ; chín ;
mười ; mươi.
Tất nhiên khi một từ nào đó không có trong từ điển của một tác giả
nào đó, thì không hẳn là trong đời thật không có từ ngữ này. Điều đó xảy ra có
thể là vì vào thời điểm tác giả soạn từ điển thì :
- hoặc
là chưa xuất hiện từ ngữ đó ;
- hoặc
là từ ngữ “bị sót” (nếu thật là thế) có mức độ phổ biến thấp, ít phổ biến,
không thông dụng.
Như thế nếu trong từ điển của linh mục Đắc Lộ có “thứ bốn” mà không
có “thứ tư”, thì có thể lúc đó trong tiếng Việt, “thứ bốn” phổ biến hơn “thứ
tư” (cũng có thể chưa xuất hiện kiểu nói “thứ tư”, nhưng không có gì làm bằng
chứng). Quyển Phép giảng tám ngày... khẳng định thêm về điều này. Vì nếu
các thầy giảng nước ngoài giảng bằng tiếng bản xứ cho người bản xứ mà dùng từ
ngữ không thông dụng với người bản xứ, thì khó làm cho họ nghe và hiểu điều các
vị đó nói.
Đối với các sách vở viết bằng chữ Nôm (chỉ chữ Nôm mới có “bốn”, mặt
chữ có thể là 𦊚 / 本 / 奔 ...), tuy rất khó tìm được các tác phẩm giúp cho việc so sánh hoặc
xác định từ ngữ nào thông dụng hơn giữa “thứ bốn” và “thứ tư” [1], nhưng vẫn
có, như trong :
- Sách
Bảo xích tiện ngâm 保赤便吟 (nghĩa
đen : tiện ngâm ngợi lúc trông con), của Đỗ Huy Uyển 杜輝琬 (1815 – 1882) [2] :
t.
2b, dòng 6 :
Làm thợ nghề ấy thứ ba
Đi buôn thứ bốn cũng là tứ dân...
(tứ dân : 4 nghề trong dân : 仕 sĩ
= đi học, làm học trò, làm quan ; 農 nông
= làm ruộng, chăn tằm... ; 功 công = làm thợ ; 商 thương [hoặc 賈 cổ]
= đi buôn bán)
Có thể trong các sách vở chữ Nôm khác cũng có những tư liệu về “thứ
bốn” / “thứ tư”, nhưng xin dành lại cho những ai muốn tìm tòi khảo cứu.
Chẳng riêng gì “thứ” mới có “thứ bốn”, tháng cũng có “tháng bốn”,
dù không nhiều. Ca dao :
Tháng giêng, tháng hai,
tháng ba, tháng bốn,
tháng khốn, tháng nạn,
đi vay đi dạm
được một quan hai...
(đi dạm : đi hỏi mượn ; dị bản : đi tạm)
Trong văn học :
Hai câu đầu bài thơ Nôm 沁滝香 Tắm
sông Hương của Nguyễn Văn Trình (1872-1949) [3] :
Năm Mậu Ngọ, ngày mười, tháng bốn,
Một con thuyền dạo ngọn sông Hương...
Trên đây là trình bày sơ qua về việc dùng “thứ bốn” trong quá khứ.
Còn hiện nay thì sao ?
Cũng xin thưa rằng hiện nay “thứ bốn” vẫn được người Việt dùng
trong nhiều sách vở. Thí dụ trong các từ điển song ngữ gồm một ngoại ngữ nào đó
được dịch sang tiếng Việt, vẫn thấy “thứ bốn” được dùng bên cạnh “thứ tư”, để dịch
những chữ như quatrième trong tiếng Pháp, fourth, tiếng Anh, vierte,
tiếng Đức, quarto, tiếng Í...
Gần đây có một tác phẩm (không thuộc loại từ điển)
: Phật học Việt Nam
thời hiện đại : Bản chất, hội nhập và phát triển, NXB Hồng Đức, 2019, do
nhiều tác giả cùng biên soạn. Trong bài thứ 30, Phật học Việt Nam thời hiện
đại : Xây dựng chuyên ngành quan hệ đối ngoại Phật giáo, tác giả : TS. ĐĐ.
Thích Thanh Tâm, có đoạn (tt. 470, 471 ; hình 5 dưới đây), xin trích :
“...
“2. Nội dung đào tạo chuyên ngành Quan hệ đối ngoại Phật giáo
“... Thứ nhất, về mục tiêu nghiên cứu...
“Thứ hai, về mục tiêu đào tạo...
“Thứ ba, về yêu cầu khả năng...
“Thứ bốn, về kiến thức được cung cấp...” (hết trích)
Hình 5
Trong việc đặt tên người, bên cạnh “anh Tư” (như trong thí dụ của vị
tiến sĩ nọ), vẫn có “ông / bà / bác / cậu / anh / chị ... Bốn”. Chẳng có quy định
nào bắt phải gọi người con thứ 4 trong gia đình (hoặc con thứ 3 đối với
các gia đình ở miền Nam) là Tư, và cũng không có quy định nào cấm
gọi những người con đó là Bốn !
Vị tiến sĩ nói trên còn đưa ra một thí dụ để “giải thích thêm” (trích
nguyên văn) : “người ta sẽ nói bốn cái bánh chứ không ai dùng tư cái bánh”,
và với quan điểm của mình, vị tiến sĩ đó cho rằng “tư” chỉ được dùng làm số
thứ tự.
Có phải quả thật “tư” chỉ được dùng làm số thứ tự không ?
Lại xin thưa rằng : cũng không phải.
- Ca
dao :
Yêu nhau cau bảy bổ ba,
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Rõ ràng bổ ba có nghĩa là bổ quả cau lớn (đáng bổ được bảy
miếng, nhưng vì “yêu nhau” nên đã bổ) ra làm ba miếng, ba phần, để mỗi phần lớn
hơn gấp đôi bình thường. Vậy thì chia tư cái bánh cũng có nghĩa
chia cái bánh thành tư miếng. Gấp tư tờ giấy
nghĩa là gấp tờ giấy thành tư phần. Nói “tư miếng
bánh” được thì tất nhiên cũng nói “tư cái bánh” được. Xin xem
thêm :
- Đồng dao trong trò chơi “đánh chuyền” :
Đôi chúng tôi, đôi chúng nó,
đôi con chó, đôi con mèo,
đôi sang ba.
Ba hoa cà, ba hoa lí,
ba bí ngô, một sang tư.
Tư củ từ, tư củ khoai,
hai sang năm...
Dị bản :
Tư ông
sư, tư bà vãi, hai sang năm.
- Câu
tục ngữ nói về thái độ của người ba phải :
Mười lăm cũng ừ, mười tư cũng gật.
Dị bản
:
Mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật.
- Bài
hát xẩm :
Mười tư tiện
lối lên chùa,
Nghe hơi mát tự nhiên lùa sau lưng...
- Hát
hầu đồng :
Đồng con nhang khói phụng thờ,
Ba mươi, mồng một, mười tư, hôm rằm...
- Những
số đếm lớn hơn 20 :
24 = hai
mươi bốn = hai mươi tư ; thậm chí những chữ “mươi” có khi còn bỏ đi : 24 = hai
bốn = hai tư ;
140
= một trăm bốn mươi = trăm tư ;
3400
= ba ngàn bốn trăm = ba ngàn tư...
Trở lại với đề thi ở hình 3, các cách đọc mà đề thi nêu ra
cho số 74 đều là các cách đọc đúng (mà đã đúng thì không có chuyện
đúng hơn hay đúng kém) :
74 = bảy mươi bốn = bảy mươi tư = bảy bốn = bảy tư !
Và nhận định của vị tiến sĩ nọ rằng “tôi không đồng quan điểm với
giáo viên khi chọn đáp án bảy mươi tư, phải là bảy mươi bốn mới
đúng”, thì chính nhận định này cũng sai chả kém cái sai của người ra đề cho
học sinh !
Tiếng Việt của chúng ta là di sản quý giá tổ tiên để lại. Tiếng Việt
rất hay, rất đẹp, muôn vẻ, muôn màu, thế
mà ta không biết giữ gìn, lại còn đem đóng khung, bó rọ, nhốt vào chuồng, giam vào
cũi chật chội.
Có thể kết luận : kiểu nói “thứ bốn” trong các kinh
Công giáo tiếng Việt là hoàn toàn đúng, chẳng những đúng với kiểu nói của tổ
tiên trong quá khứ, mà còn đúng cả với hiện nay. Vậy người Công giáo Việt Nam cứ
an tâm nguyện ngắm theo các kinh có những từ ngữ “thứ bốn” đó, chẳng
cần phải thắc mắc, áy náy đến độ phải đổi thành “thứ tư” làm gì cho mất
công, vì “thứ tư” cũng không thể đúng hơn “thứ bốn”
!
Những ngày
cuối năm 2021
Bùi Ngọc Hiển
Vài chú thích :
[1] Có lẽ có nhiều lí do như :
Trong thời
quân chủ cho đến khoảng đầu thế kỉ XX, ở nước ta, ngôn ngữ hành chánh luôn là
chữ Nho, còn tiếng nói phổ biến trong dân chúng dù được một số nhà Nho gọi một
cách trang trọng là “Quốc âm”, nhưng đa số người (cả người “có học” lẫn người
“quê mùa”) khinh bỉ chê bai rằng “Nôm na là cha mách qué”.
Các cụ (thuộc
giới “có học”) có khi cũng làm thơ, viết văn bằng chữ Nôm, nhưng khi nhận xét,
bình luận về chính những thơ văn Nôm đó lại dùng đến chữ Nho. Thí dụ một tác phẩm
rất phổ biến là truyện Kiều, chẳng hạn quyển 金雲翹廣集傳 Kim Vân Kiều quảng tập truyện của nhà 柳文堂 Liễu Văn đường, in năm 1924, nửa dưới mỗi trang là nguyên
truyện bằng chữ Nôm, nửa trên bình chú bằng chữ Nho.
Hay
như câu chuyện được Phạm Đình Hổ kể lại trong 雨中隨筆 Vũ trung tùy bút về Nguyễn Khản (1734 – 1787) với chúa
Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm (1739 – 1782), xin trích theo bản dịch của Nguyễn Hữu
Tiến :
“Ông
Nguyễn Khản khi đang làm quan, thường xin phép nghỉ ở nhà ; chúa Trịnh có đưa
cho bài thơ nôm rằng
“Đã phạt
năm đồng bỏ buổi chầu
“Lại
phạt năm đồng bỏ buổi câu
“Nhắn
nhủ ông bay về nghĩ đấy
“Hãy
còn phạt nữa chửa thôi đâu
“Vì
khi ấy, buổi ngoại chầu và buổi ngự câu, đang lúc nghỉ, ông không tới hầu ngự
được, nên đều bị phạt năm đồng. Nguyễn Khản có họa lại rằng :
“Váng
vất cho nên phải cáo chầu
“Phiên
chầu còn cáo lọ phiên câu
“Trông
ân phạt đến là thương đến
“Ấy của
nhà vua chứ của đâu
“Chúa
Trịnh lấy làm khen. Một ngày kia, trong nhà Nguyễn Khản bày cuộc yến tiệc, thiếu
chè uống. Chợt quan trung sứ có việc ra nhà ông, ông không kịp làm tờ khải, chỉ
viết tay mấy chữ “Thần Khản khất trà nhất lạng”. Quan trung sứ đem về
dâng, chúa Trịnh ban cho một hòm chè.” (hết trích)
“Thần
Khản khất trà nhất lạng” là một câu chữ
Nho, mặt chữ Nho là : 臣侃乞茶一兩 ,
có nghĩa là “bầy tôi Khản xin [sát nghĩa là : ăn mày] một lạng trà”.
Có thể
thấy nhà chúa cũng như bầy tôi làm thơ thì cũng dùng Nôm cả với nhau, nhưng có
mấy chữ xin trà mà lại phải dùng đến chữ Nho cho ra vẻ “nho nhã”, đủ biết thái
độ coi khinh thứ “ngôn ngữ dân gian” của các ngài “có học” !
Một lí
do khác : trong các sách vở cũ, cả chữ Nho lẫn chữ Nôm, các số từ thường dùng để
đo, đếm..., hơn là để sắp xếp thứ tự. Có thể xem vài thí dụ :
-
Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑑綱目
, quyển
thủ 卷首 , phàm
lệ 凡例 , có
hơn 50 lệ đều không được đánh số thứ tự (như đệ nhất lệ, đệ nhị
lệ... chẳng hạn). Mỗi lệ đều được bắt đầu bằng chữ 一 nhất, nên phải dịch chữ 一 nhất đầu lệ thứ nhất là : “một là”,
chữ nhất thứ hai : “một nữa là”, chữ nhất thứ ba : “lại một nữa
là”, v.v và v.v... !
- Bộ Đại Nam điển lệ toát yếu 大南典例撮要 có mấy trăm lệ, cũng không được đánh số thứ
tự. Thí dụ 吏例 Lại lệ,
mục 廕授 Ấm thụ,
t. 34b : 例明命年間 lệ
Minh Mạng niên gian (lệ trong khoảng các năm Minh Mạng)..., t. 35a : 例明命十年 lệ Minh Mạng thập niên (lệ trong năm
Minh Mạng thứ 10)..., t. 35b : 例明命年十九 lệ Minh Mạng thập cửu niên.., 例嗣徳九年 lệ Tự Đức cửu niên...
[2] Sách
này hiện còn bản lưu tại Thư viện Quốc gia, mang kí hiệu R.1954 ; có thể xem dễ
dàng tại trang mạng truyền thông Dự án số hóa kho tàng thư tịch cổ Hán Nôm,
kí hiệu NLVNPF-0521. Trang đầu bản này có 3 dòng :
- 龍飛辛丑冬 Long
phi Tân Sửu đông (mùa đông năm Tân
Sửu ; 龍飛 Long
phi ở đây không phải một niên hiệu của một vua nào, chỉ có ý nói dân nước
tuân theo niên hiệu vua đương vị mà thôi) ;
- tên sách viết bằng bốn đại tự 保赤便吟 Bảo xích tiện ngâm (nghĩa đen : khúc ngâm ngợi nhân khi trông
con [đỏ]) ;
- 試生隆敬刊 Thí sinh Long kính san (= học trò từng đi thi tên Long – vẫn chưa biết là ai – kính khắc in ; 試生 thí sinh, hoặc 試士 thí sĩ là danh xưng gọi chung những
người đã thi đậu từ tam trường, tức là tú tài, trở xuống đến nhị trường,
nhất trường trong các kì thi hương, đừng hiểu như bây giờ là những người chuẩn
bị vào thi / người dự thi).
Vị thí sĩ
tên Long này có viết một bài giới thiệu ngắn cuối sách. Theo bài giới thiệu đó
có thể biết sách này nguyên là gia huấn (viết theo thể văn vần lục bát, cả thảy
có 106 liên = 212 câu) của Đỗ Huy Uyển ( 杜輝琬 , 1815 – 1882, quê làng La Ngạn, huyện Đạo An, tỉnh Nghĩa Hưng, nay thuộc
tỉnh Nam Định, từng làm quan biện lí bộ Hộ, nên quen gọi là biện lí La Ngạn). Vẫn
theo bài giới thiệu, nhờ lời gia huấn, mà về sau con ông là Đỗ Huy Liêu (杜輝寮 , 1845 – 1891) học hành chăm chỉ giỏi giang, thi đậu đình nguyên
(năm Kỉ Mão 1879), sống hiếu thuận với cha mẹ, có khí tiết với quốc gia, như
xác nhận của Khiếu Năng Tĩnh ( 叫能靜 ; 1835 – 1915) trong đôi câu đối viếng
khi Đỗ Huy Liêu mất :
Hiển tàng độc
dị phùng tam Mão
Tâm sự toàn
nghi đối lưỡng thân
Tạm dịch :
Hiển tàng
riêng lạ đều ba Mão ;
Tâm sự trọn
niềm với lưỡng thân.
(hiển tàng : hiển = rạng rỡ, dùng
chỉ những việc như thi đậu, ra làm việc..., tàng = cất, giấu, dùng chỉ
những việc như về hưu, không bon chen việc đời, ở đôi câu này chỉ về việc qua đời
; tam mão = ba Mão : Đỗ Huy Liêu thi đậu giải nguyên kì thi Hương năm
Đinh Mão 1867, đậu đình nguyên năm Kỉ Mão 1879, mất năm Tân Mão 1891 ; tâm sự
= lòng lo và việc làm ; toàn nghi = những việc thuộc về bổn phận phải làm
đều đã làm trọn vẹn ; lưỡng thân = hai thân = cha và mẹ)
Theo bài giới
thiệu, năm Tân Sửu (có phần chắc chắn là năm 1901) ghi ở đầu sách có lẽ
chỉ là năm sách được khắc in. Có lẽ Đỗ Huy Uyển chỉ gọi bản văn này là bản gia
huấn, còn Bảo xích tiện ngâm là do vị thí sĩ tên Long đặt ra.
[3] Nguyễn Văn Trình (1872 – 1949), người
huyện Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ; đỗ cử nhân năm 1897, qua năm sau lần
lượt thi hội và thi đình, đậu đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ông sáng tác
khoảng gần 200 bài thơ, hầu hết là thơ Nôm, mãi đến năm 2004 một số thơ của ông
mới được tập hợp và in.