Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

NĂM PHỤNG VỤ

 NĂM PHỤNG VỤ


NĂM PHỤNG VỤ

 

Bùi Ngọc Hiển

 

A. Số hiệu Năm Phụng vụ của Hội thánh Công giáo :

 

Năm PV của Giáo hội bắt đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, tức là khoảng 5 tuần lễ cuối cùng của năm dân sự dương lịch, kéo dài qua năm dân sự kế tiếp, kết thúc vào Thứ Bảy tuần 34 mùa Thường niên, vào khoảng cuối tháng 11 dl ; sau đó là sang một năm PV mới.

 

Chính vì thế, ở Việt Nam hay có thói quen viết, thí dụ : năm PV 2020 - 2021, để chỉ rằng năm PV này bắt đầu từ khoảng hơn kém 1 tháng cuối năm dl 2020 nối sang hơn kém 11 tháng của năm dl tiếp theo 2021.

 

Tuy nhiên cách viết đó là không đúng. Năm PV 2021 là “năm PV 2021”, không vì lí do gì mà trở thành “năm PV 2020 - 2021” được.

 

Dưới đây chỉ dùng cách viết thống nhất của Hội thánh Công giáo toàn cầu là “năm Phụng vụ 2021” mà thôi. Khi cần so sánh hoặc có những liên quan đến năm dân sự dl thì sẽ chỉ rõ.

 

B. Số Chúa Nhật trong một năm :

 

1. Số Chúa Nhật trong một năm dân sự dương lịch :

 

Hội thánh căn cứ vào các Chúa Nhật để xác định chu kì Phụng vụ.

 

Một năm dân sự dương lịch thường có 365 ngày, và 365 : 7 = 52 dư 1, nên một năm có 52 tuần lễ tròn, mỗi tuần 7 ngày, dư 1 ngày. Do đó, ngày cuối năm dl (31-12) có ngày thứ trùng với ngày thứ của ngày đầu năm (1-1). Nếu là năm nhuận, thì cặp 1-1 / 30-12 và cặp 2-1 / 31-12 có ngày thứ trùng nhau.

 

Vì thế, nếu ngày đầu năm 1-1 của một năm thường rơi vào Chúa Nhật, thì ngày cuối năm cũng là Chúa Nhật, tức là cả năm có 53 CN, còn những ngày thứ khác chỉ có 52.

 

Nếu là năm nhuận thì có tới 2 trường hợp có số CN trong năm là 53 :

 

+ trường hợp 1 : nếu ngày 1-1 là CN, thì ngày 30-12 cũng là CN (đồng thời sẽ có 53 ngày Thứ Hai : ngày 2-1 ... cho đến ngày 31-12) ;

 

+ trường hợp 2 : nếu ngày 1-1 là T7, thì ngày 30-12 cũng là T7, do đó cả năm sẽ có 53 ngày T7 ; đồng thời cũng có 53 CN : CN đầu tiên trong năm là ngày 2-1, CN cuối cùng trong năm tức là CN thứ 53 là ngày 31-12.

 

Các thí dụ :

 

năm 2021 là một năm dân sự dl thường, có 365 ngày, ngày đầu năm 1-1 là ngày T6, ngày cuối năm 31-12 cũng là T6 : cả năm có 53 ngày T6, còn những ngày thứ khác, tất nhiên là cả các CN, chỉ có 52 ngày.

 

năm 2020 là một năm nhuận, có 366 ngày, ngày đầu năm 1-1 là ngày T4, ngày áp cuối năm 30-12 cũng là ngày T4 ; ngày 2-1 là T5, ngày cuối năm 31-12 cũng là T5 : cả năm có 53 ngày T4 và 53 ngày T5, những ngày thứ khác chỉ có 52 ngày.

 

năm 2017 là một năm thường, ngày 1-1 là CN, nên cả năm có 53 CN, các ngày thứ khác đều chỉ có 52 ngày.

 

năm 2012 là một năm nhuận, ngày 1-1 là CN, nên cả năm có 53 CN, và cũng có 53 ngày T2.

 

năm 2028 là một năm nhuận, ngày 1-1 không phải CN mà là T7, tức là cả năm có 53 ngày T7, nhưng cũng có 53 CN : CN đầu năm là 2-1, CN cuối năm là 31-12.

 

năm 2016 tuy cũng là năm nhuận, nhưng ngày 1-1 là T6, nên có 53 ngày T6, 53 ngày T7, nhưng vẫn chỉ có 52 CN.

 

2. Số Chúa Nhật trong một năm Phụng vụ :

 

Ngày Chúa giáng sinh luôn là ngày 25-12. Bốn CN trước ngày 25-12 luôn là các CN mùa Vọng, tức là thuộc năm PV “mới”. Nếu ngày 25-12 là CN, thì sau ngày đó năm dân sự dl này không còn CN nào nữa. Nếu ngày 25-12 là ngày thường, thì sau ngày đó năm dân sự dl luôn luôn còn chỉ 1 CN. Như thế đối với bất cứ năm dân sự dl nào thì 5 CN cuối cùng của năm đều luôn thuộc về năm PV “mới”. Do đó số CN trong một năm PV cũng chính là số CN trong một năm dân sự dl tiếp theo ngày 25-12.

 

Các thí dụ :

 

năm dl dân sự 2021 có 52 CN, nên năm PV 2021 cũng có 52 CN.

 

năm dl 2020 tuy là năm nhuận, nhưng chỉ có 52 CN, nên năm PV 2020 cũng có 52 CN.

 

năm dl 2017 tuy là năm thường, nhưng lại có 53 CN, nên năm PV 2017 cũng có 53 CN.

 

năm dl 2028 (nhuận) có 53 CN, nên năm PV 2028 cũng có 53 CN.

 

C. Các mùa trong năm PV :

 

1. Căn cứ để tính các ngày trong năm Phụng vụ :

 

Hai ngày quan trọng để tính các mùa trong một năm PV :

 

ngày Chúa giáng sinh : là một ngày cố định trong năm : ngày 25-12 năm dl dân sự ;

 

ngày Chúa phục sinh : căn cứ vào các tường thuật của các thánh Sử gia trong các sách Tin Mừng, vào truyền thống của Hội thánh, vào quy định từ Công đồng Nicea năm 325, vào cuộc điều chỉnh dl của đức Giáo hoàng Gregorius XIII năm 1582, quy tắc tính ngày lễ Phục sinh của Giáo hội hiện nay được ấn định như sau :

 

1. Ngày Phục sinh là CN đầu tiên sau ngày trăng tròn nghi lễ đầu tiên xảy ra vào đúng hoặc sau ngày Xuân phân (Dominica prima post aequinoctium vernum luna plena) ;

 

2. Ngày trăng tròn nghi lễ là ngày thứ 14 theo bảng tính tuổi trăng (Tabella Epactarum), không nhất thiết là ngày trăng tròn thiên văn [1] ;

 

3. Ngày Xuân phân luôn là ngày 21 tháng Ba dl dân sự hằng năm, không nhất thiết trùng với ngày Xuân phân thiên văn [2].

 

Với ba quy tắc trên, có thể tính được hai giới hạn :

 

ngày PS sớm nhất :

nếu ngày trăng tròn (ngày tuổi trăng 14) rơi vào đúng ngày 21-3, và ngày 21-3 này là T7, thì CN ngay sau đó tức là ngày 22-3 chính là ngày lễ PS ;

 

ngày PS muộn nhất :

nếu ngày trăng tròn rơi vào ngày 20-3, thì ngày “trăng tròn đầu tiên của mùa xuân” sẽ là ngày tuổi trăng 14 tiếp theo, tức là phải cộng thêm 29 ngày nữa, là ngày 18-4, lại nếu ngày 18-4 này là CN, thì phải một tuần sau, tức là CN ngày 25-4 mới là ngày lễ PS.

 

2. Các quy tắc xác định các mùa trong năm PV :

 

Từ hai ngày đại lễ GS và PS, năm PV cùng với các mùa PV, ngày PV, được xác định như sau :

 

1). Mùa Vọng : gồm 4 CN (và các ngày tiếp theo trong mỗi tuần) trước ngày GS 25-12 ; CN 1 mùa Vọng cũng là ngày bắt đầu một năm PV (luôn có 5 CN cuối cùng của một năm dân sự kết hợp với 47 hoặc 48 CN của năm dân sự tiếp theo cùng với các ngày thường trong mỗi tuần để hình thành một năm PV).

 

Số ngày của mùa Vọng nhiều nhất là trọn 4 tuần, tức là 28 ngày, khi lễ GS là CN ; ít nhất là 3 tuần trọn thêm 1 CN, tức là 22 ngày, khi lễ GS là T2 thì “tuần IV mùa Vọng” chỉ có mỗi CN (không còn ngày thường nào thuộc tuần IV mùa Vọng nữa).

 

Dù nhiều hay ít, từ ngày 17-12 đến ngày 24-12 đều có bài lễ riêng.

 

2). Mùa GS : bắt đầu từ ngày 25-12 cho đến T7 trước lễ Chúa chịu phép rửa.

 

Lễ GS là một đại lễ với tuần bát nhật (cả 8 ngày được coi như một ngày để kính nhớ biến cố Thiên Chúa làm người). Các ngày trong tuần bát nhật được quy định như sau :

 

a). CN đầu tiên sau lễ GS được gọi là CN trong tuần bát nhật GS CN kính thánh Gia thất : Chúa Giêsu, Đức Mẹ, thánh Giuse ; nhưng nếu CN đó là ngày 1-1, thì phải mừng trọng thể lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, lễ thánh Gia thất được dời lên ngày 30-12 trước đó.

 

b). Ngày 26-12 là lễ kính thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi.

 

c). Ngày 27-12 là lễ kính thánh Gioan tông đồ, sử gia.

 

d). Ngày 28-12 là lễ kính các thánh Anh hài.

 

e). Các ngày 29, 30, 31 tháng 12 là những ngày trong tuần bát nhật giáng sinh, có bài lễ riêng để kính nhớ biến cố TC giáng sinh.

 

f) Ngày 1-1 gọi là ngày cuối tuần bát nhật giáng sinh, là lễ trọng mừng Thánh Maria, Mẹ TC.

 

g). CN đầu năm dl rơi vào từ ngày 2-1 đến ngày 5-1 sẽ được gọi là CN 2 sau lễ GS ; điều này có nghĩa là sẽ có những năm không có CN 2 GS này.

 

h). Lễ Chúa hiển linh (trước kia quen gọi là lễ Ba Vua), có hai trường hợp :

 

h1). nơi nào xem lễ này là lễ nghỉ buộc (cả bên dân sự) : vẫn cử hành cố định vào ngày 6-1 như truyền thống ;

 

h2). nơi nào lễ này không phải là lễ nghỉ buộc (thí dụ ở VN) : cử hành vào CN rơi vào trong khoảng từ ngày 2-1 đến 8-1.

 

i). Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa : lễ này không thuộc mùa GS, mà là lễ khởi đầu mùa Thường niên của năm PV, đó chính là CN thứ nhất của mùa TN, nhưng lại không gọi như thế (lí do xem mục i2 dưới đây), cũng có hai trường hợp :

 

i1). nơi nào cử hành lễ HL vào ngày cố định 6-1, thì sẽ cử hành lễ CCPR vào CN đến sau ngày 6-1 ;

 

i2). nơi nào cử hành lễ HL vào CN rơi vào từ 2-1 đến 8-1, thì sẽ cử hành lễ CCPR vào CN tiếp theo trước ngày 14-1. Trường hợp CNHL là ngày 7-1 hoặc 8-1, thì lễ CCPR sẽ được cử hành vào ngày Thứ Hai liền ngay sau đó ; điều này có nghĩa là sau lễ CCPR là Thứ Ba tuần I Thường niên.

 

 

3). Mùa Chay : gồm 6 CN trước lễ PS (và các ngày tiếp theo trong mỗi tuần), cộng thêm 4 ngày trước CN tuần I mùa Chay, là 46 ngày, nhưng chỉ có 40 ngày thường trong tuần là “ngày chay” ; 6 CN trong mùa này tuy mang danh xưng là CN tuần ... mùa Chay, nhưng không phải là “ngày chay”.

 

Ngày đầu tiên của mùa Chay bao giờ cũng là ngày T4, gọi là Thứ Tư lễ Tro. Ba ngày tiếp theo không thuộc mùa TN nữa, nhưng cũng không thuộc tuần nào mùa Chay, và được lần lượt gọi là T5 sau lễ Tro, T6 sau lễ Tro, T7 sau lễ Tro.

 

Tuần cuối cùng của mùa Chay (tuần VI) được gọi là Tuần thánh, ba ngày cuối tuần gọi là Tam nhật thánh (Triduum sacrum).

 

CNTTCN lễ Lá.

 

T5TT : buổi sáng là lễ Làm phép dầu (nếu có), buổi chiều là lễ kỉ niệm Chúa lập bí tích Mình Máu thánh, trong đó có thể có nghi thức rửa chân.

 

T6TT là ngày kỉ niệm Chúa chịu chết, chỉ có nghi thức tưởng niệm vào buổi chiều.

 

T7TT là ngày thinh lặng, không cử hành thánh lễ và các bí tích (trừ Giải tộiXức dầu bệnh nhân).

 

Đêm T7TT cử hành Canh thức Vượt qua, làm phép lửa mới, nước mới... (sau 18 giờ ; ta nhớ rằng lịch của người Do-thái tính một “ngày” kể từ lúc 18 giờ hôm trước đến trước 18 giờ hôm sau, nên theo truyền thống, sau 18 giờ tối ngày Thứ Bảy là đã sang Chúa Nhật ; Chúa chúng ta sống lại lúc nào đó vào “sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần” (sau lễ Vượt qua của người Do-thái), tức là có thể ngay từ lúc sau 18 giờ tối Thứ Bảy này trở đi, không ai biết chắc chắn là vào đúng giờ phút nào ; chỉ biết xác Chúa nằm trong huyệt mộ hơn 27 giờ mà thôi).

 

4). Mùa PS : có tất cả 8 CN, gồm CN PS, thêm 7 tuần lễ tiếp theo, và thêm ngày thứ 50 (CN thứ tám kể từ lễ PS) là ngày lễ kính trọng thể Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ; ngày T2 ngay sau lễ HX không còn thuộc mùa PS nữa.

 

5). Mùa Thường niên : tất cả những ngày còn lại, CN cũng như ngày thường, đều được xếp vào mùa Thường niên, và chia ra hai phần :

 

Phần đầu, gọi là mùa TN trước mùa Chay : luôn bắt đầu kể từ CN sau lễ HL, đó là CN Chúa chịu phép rửa, cho đến T3 trước lễ Tro. Phần này ngắn nhất thì chỉ có 4 tuần lễ, thí dụ năm PV 2008 : năm này, lễ Tro là ngày 5-2-2008, CNPS là ngày 23-3-2008 (sát giới hạn sớm nhất) ; dài nhất là 9 tuần lễ, thí dụ năm PV 2011 : lễ Tro là ngày 9-3-2011, CNPS là ngày 24-4-2011 (sát giới hạn muộn nhất).

 

Phần thứ hai, gọi là mùa TN sau mùa PS : luôn bắt đầu kể từ T2 sau CNHX, bất kể tuần này là tuần thứ mấy mùa TN, đều không có CN TN của tuần đó.

 

Theo các quy tắc xác định các mùa PV, có thể thấy :

 

mùa Chay và mùa PS vì căn cứ vào lễ PS, là một ngày thứ cố định trong tuần lễ (CN), nên hai mùa này có số tuần, số CN, số các ngày đều cố định ; tổng số các CN trong 2 mùa này luôn là 6 + 8 = 14 CN, tổng số tuần là 6 + 7 = 13 tuần ;

 

mùa Vọng và mùa GS vì căn cứ vào lễ GS là một ngày trong tháng (25-12), mà ngày này có thể là bất cứ ngày thứ nào trong khoảng từ CN đến T7 của tuần lễ, nên :

 

+ dù số CN trong mùa Vọng là cố định (4 CN), nhưng số ngày chênh lệch nhau, nhiều nhất có thể đến gần một tuần (6 ngày ; lưu ý rằng tổng số CN của ba mùa Vọng + Chay + PS luôn luôn là 18)

 

+ trong mùa GS, số những ngày thường mỗi năm không bằng nhau, mà số CN cũng có thể hơn kém nhau 1 ngày giữa năm PV này và năm PV khác.

 

Các chênh lệch đó dồn sang mùa Thường niên, là mùa không kính nhớ một biến cố đặc biệt nào trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Nếu mùa TN trong một năm mà liền suốt từ đầu đến cuối, thì có thể có 33 hoặc 34 CN TN cũng như tuần TN, và CN tuần đầu tiên mùa TN kính nhớ biến cố Chúa chịu phép rửa. Nhưng vì mùa TN bị ngắt thành hai phần, nên tuần TN ngay sau mùa PS không có CN TN, vì CN đó đã dành để kính ĐCTT, nên số các CN trong mùa TN chỉ còn lại 32 hoặc 33 (vẫn coi lễ CCPR là CN tuần I TN).

 

Tóm lại, số tuần lễ của mùa TN được quyết định căn cứ vào ngày thứ của lễ GS, đồng thời cũng là ngày thứ của ngày đầu năm dân sự dl. Các bảng sau đây cho biết số tuần và số CN mùa TN trong mỗi năm tuỳ thuộc ngày thứ của lễ GS.

 

a). Đối với những nơi mừng lễ HL cố định vào ngày 6-1 và CN CCPR là CN ngay sau ngày 6-1 :

 

lễ GS 25-12

số CN năm PV

các CN sau GS

CN CCPR

số CN trong m GS

số CN ngoài m GS

số CN TN

số tuần TN

CN

53

  1 - 1

  8-1

2

51

33

34

T2

52

31-12

  7-1

1

51

33

34

T3

52

30-12, 6-1(HL)

13-1

2

50

32

33

T4

52

29-12, 5-1

12-1

2

50

32

33

T5

52

28-12, 4-1

11-1

2

50

32

33

T6

52

27-12, 3-1

10-1

2

50

32

33

T7

52

26-12, 2-1

  9-1

2

50

32

33

T7*

53

26-12, 2-1

  9-1

2

51

33

34

 

b). Đối với những nơi mừng lễ HL vào CN trong khoảng từ 2-1 đến 8-1 (như VN) : nếu CN này trùng với lễ kính CCPR, thì lễ CCPR được dời xuống T2 liền ngay sau ; những năm như thế có hai tuần TN không có CN, tuần TN ngay sau lễ HX (như trường hợp a) và tuần TN sau lễ CCPR dời xuống T2 :

 

lễ Giáng sinh 25-12

số CN năm Phụng vụ

CN sau lễ Giáng sinh

CN hiển linh

CN Chúa chịu phép rửa (hoặc dời vào T2)

số CN trong mùa GS

số CN ngoài mùa GS

số CN TN

số tuần TN không CN

số tuần TN

CN

53

  1 - 1

8-1

 9-1 (T2)

2

51

32

2

34

T2

52

31-12

7-1

 8-1 (T2)

2

50

32

2

34

T3

52

30-12

6-1

13-1

2

50

32

1

33

T4

52

29-12

5-1

12-1

2

50

32

1

33

T5

52

28-12

4-1

11-1

2

50

32

1

33

T6

52

27-12

3-1

10-1

2

50

32

1

33

T7

52

26-12

2-1

  9-1

2

50

32

1

33

T7*

53

26-12

2-1

  9-1

2

51

33

1

34

 

Ghi chú : dấu * ở cả 2 bảng cho biết năm PV, và cả năm dân sự dl, có nhuận.

 

Các trị số trong mỗi cột đầu và cuối (số tuần TN trong năm PV ứng với ngày thứ trong tuần của lễ GS) ở cả hai bảng hoàn toàn trùng nhau. Vì thế, năm PV của Hội thánh Công giáo ở mọi nơi trên thế giới nói chung là như nhau.

 

Bất kể năm PV có 33 hoặc 34 tuần TN, CN tuần cuối cùng của mùa TN cũng là CN cuối cùng của năm PV luôn là CN 34 TN, mừng kính trọng thể Chúa Christus Vua vũ trụ (ngày T7 tuần 34 TN này cũng là ngày cuối cùng của một năm PV), từ đó tính ngược lên CN HX để suy ra tuần mùa TN ngay sau lễ HX là tuần TN thứ mấy.

 

Đối với năm PV có 34 tuần TN, đương nhiên tuần TN sau lễ HX sẽ là tuần tiếp theo tuần TN đã bị ngắt quãng bởi mùa Chay. Nếu năm PV có 33 tuần TN, thì phải bớt đi 1 tuần nữa sau tuần bị ngắt quãng.

 

Các thí dụ :

 

Năm PV 2023 có 53 CN, 34 tuần mùa TN, do đó sau khi tuần 7 TN bị ngắt quãng bởi mùa Chay, thì tuần ngay sau CN HX ngày 28-5-2023, tức là từ T2 ngày 29-5-2023 đến T7 ngày 4-6-2023 là tuần 8 TN, nhưng không có CN 8 TN.

 

Năm PV 2022 có 52 CN, 33 tuần TN, có 8 tuần TN trước mùa Chay ; sau CN HX ngày 5-6-2022, các ngày từ T2 ngày 6-6-2022 đến T7 ngày11-6-2022 là tuần 10 TN, không có CN 10 TN, mà cả tuần 9 TN cũng được bỏ luôn.

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                         15 – 3 – 2021

                                                                                                                        Bùi Ngọc Hiển

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH :

 

[1] Xem thêm bài viết Thứ Tư lễ Tro Tết Nguyên Đán. Các trị số cho trong bảng Tabella Epactarum là các trị số đã được làm tròn. Nhưng nên biết rằng từ xưa đến nay, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, lịch pháp nào ở bất cứ đâu cũng đều cho những trị số được làm tròn, vì trị số thực của các giá trị thiên văn luôn dao động, hơn nữa không bao giờ có trị số nguyên, cho dù là lấy trị số trung bình hay lấy trị số chính xác của từng thời điểm. Thí dụ : ai cũng biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời tròn một vòng là 365,2422 ngày, tức là 365 ngày 5 giờ 49 phút 4,8 giây (trị số trung bình). Nếu lấy khoảng thời gian này làm độ dài 1 năm, và giả như lúc 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 2021 là lúc nửa đêm, thì đến 5 giờ 49 phút 4,8 giây sáng ngày 32 tháng 12 (giả sử có ngày này !) thì năm 2021 mới kết thúc, và ngay sau đó là giao thừa, thì năm mới 2022 bắt đầu sau 5 giờ 49 phút 4,8 giây của ngày 32 tháng 12 năm 2021 vừa hết (tức là giao thừa không đến vào lúc nửa đêm nữa, mà đã gần rạng đông rồi ; và nếu cứ giữ thứ lịch pháp này, thì giao thừa kế tiếp giữa năm 2022 và năm 2023 sẽ gần giữa trưa, giao thừa kế tiếp nữa giữa năm 2023 và 2024 sẽ là lúc nhá nhem tối... !). Điều này dẫn đến các giờ của năm 2022 luôn luôn trễ hơn các giờ tương ứng của năm 2021 là 5 giờ 49 phút 4,8 giây. Hệ quả là ngay sau lúc 5 giờ 49 phút 4,8 giây của ngày 32 tháng 12 năm 2021 (ngày 32 tháng 12 này chỉ vỏn vẹn có 5 giờ 49 phút 4,8 giây chứ không đủ và nói chung sẽ không bao giờ đủ 24 giờ, nếu thế giới thống nhất dùng thứ lịch pháp chính xác này), mọi nơi trên thế giới đều phải vặn lại đồng hồ (khá rắc rối đấy, vì phải vặn lui đến 5 giờ 49 phút lại còn lẻ thêm 4,8 giây nữa chứ, và việc điều chỉnh đồng hồ này xảy ra đồng thời với việc đón giao thừa” cho nó vui).

 

Tương tự như vậy, nếu lấy các trị số thiên văn chính xác để làm âm lịch, thí dụ sau khi Trái Đất đến điểm Xuân phân trên quỹ đạo quanh Mặt Trời năm 2021 vào lúc 9 giờ 27 phút Quốc tế ngày 20-3 (ở vị trí này vào lúc giữa trưa ánh nắng chiếu xuống Xích đạo đều đứng bóng ; những ngày trước đó, bóng nắng ở Xích đạo dù là giữa trưa cũng đổ về phía bắc, còn những ngày sau đó bóng nắng giữa trưa ở Xích đạo đổ dần về phía nam), thì thời điểm bắt đầu các kì trăng non (đều tính theo giờ Quốc tế, lúc tâm Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trong một mặt phẳng) lần lượt là  2 giờ 32 phút ngày 11-4, 19 giờ 1 phút ngày 11-5, 10 giờ 54 phút ngày 10-6, 1 giờ 17 phút ngày 10-7... Lúc đó, độ dài của các tháng âm lịch từ ngày 12-4 trở đi lần lượt là 29 ngày 16 giờ 29 phút (coi như là tháng âl thứ nhất), 29 ngày 15 giờ 53 phút (tháng âl thứ hai), 29 ngày 14 giờ 13 phút (tháng âl thứ ba)...Vậy thì tình hình lịch trên thế giới sẽ rối tung cả lên, không còn biết năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây thật ra là thế nào.

 

Tuy nhiên, các trị số cho trong Tabella epactarum dù chỉ là các trị số làm tròn, song vẫn rất đáng tin cậy. Hãy lấy năm 2021 này làm thí dụ, chữ Chúa Nhật L.D. và số tuổi trăng E. cho trong bảng đó lần lượt là Cxvi (= 16), từ đó suy ra ngày Phục sinh năm 2021 là Chúa Nhật 4-4-2021.

 

Theo các trị số thiên văn đúng, thì thời điểm xảy ra trăng tròn (tâm Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời cùng thuộc một mặt phẳng) sau ngày Xuân phân năm 2021 là lúc 18 giờ 49 phút Quốc tế ngày 28-3. Vì Rôma nằm ở múi giờ thứ hai, nên lúc đó sẽ là 19 giờ 49 phút, vẫn ngày 28-3 (còn thành Alexandria ở múi giờ thứ ba, nên là 20 giờ 49 phút, cũng ngày 28-3 ; tại Việt Nam lúc đó là 1 giờ 49 phút sáng sớm ngày 29-3). Ngày 28-3-2021 là Chúa Nhật, nên CN Phục sinh phải là CN liền sau đó, tức là ngày 4-4-2021.

 

Như thế, rõ ràng trị số cho sẵn trong các bảng tính của Giáo hội là hoàn toàn chính xác. Mức độ sai lệch của kết quả cuối cùng đối với ngày lễ PS mỗi năm cũng tương tự, nghĩa là hầu như không đáng kể.

 

[2] Như trong chú thích [1] bên trên, thời điểm Xuân phân thiên văn của năm 2021 là vào lúc 9 giờ 27 phút ngày 20-3 chứ không phải là vào ngày 21-3. Nhưng vẫn theo chú thích [1] trên, điều này chẳng hề làm sai lệch kết quả tính sẵn của Hội thánh đã soạn trong các Sách Lễ.

 

Không có nhận xét nào: