Từ ngữ “trầm kha”
trong Hán Việt tân từ điển,
Hoàng Thúc Trâm, NXB Hoa Tiên, 1950
Từ ngữ “trầm
kha”, âm quan thoại là chénkē,
trong Từ điển
Trung Việt, NXB KHXH, 2006.
Trầm
kha hầu như không được các tác giả Việt Nam dùng trong các thơ văn Nôm, chỉ
gặp trong các tác phẩm Nho. Thí dụ :
Trịnh
Hoài Đức (1765 – 1825), trong bài thơ 傷第三子天化 Thương đệ tam tử
Thiên Hoá, có câu :
Trầm
kha vô xứ mịch thần y
沉痾無處覓醫神
Nghĩa :
bệnh nặng mà không tìm đâu ra thần y (để chữa trị).
Các tác
giả Tầu dùng “trầm kha” nhiều hơn và từ rất sớm, cả biền văn lẫn vận văn, như Quy
Hữu Quang (1507 – 1571) trong bài Dữ Ngô Tam Tuyền thư 與吳三泉書 có câu :
Di
niên trầm kha, vô nhất nhật cường kiện
彌年沉痾 , 無一日強健
Nghĩa :
bệnh nặng suốt một năm ròng, chẳng có lấy một ngày khỏe mạnh.
Và nhiều
tác giả khác nữa, miễn dẫn ra đây kẻo quá dài.
Như thế “trầm
kha” tự nó đã có nghĩa là “bệnh nặng”, chẳng cần gì phải thêm “[chứng /
căn] bệnh” vào đằng trước “trầm kha” như cách dùng sai hiện nay,
thành “chứng bệnh trầm kha”, “căn bệnh trầm kha”... Cách
viết / nói đúng lẽ ra phải là “[chứng / căn] bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng, bệnh
trầm trọng, bệnh khó trị, bệnh nan y...”. Nhưng vì tâm lí ham của lạ,
ra vẻ hiểu biết, nên nói sai dùng sai ngày càng trở nên đầy dẫy. Nếu dịch “bệnh
trầm kha” sang tiếng Anh cho hoàn toàn sát nghĩa thì từ ngữ gọi là
tương đương sẽ phải là “severe illness illness”, nghĩa là phải dùng đến
hai lần từ ngữ illness (hoặc disease, malady...). Điều này
cũng giống như có nhiều người Công giáo hay nói “Gia đình Thánh Gia”,
mà tiếng Anh tương đương sẽ phải là “Holy Family Family”, hoặc tiếng
Latin tương đương phải là “Sancta Familia Familia” !
Không
dùng “trầm kha” như những cách nói trên, có tác giả Công giáo lại dùng “trầm
kha” theo “cách của riêng mình” trong một bài hát mà rất nhiều nhà thờ đã đua
nhau hát vào Mùa Chay. Bài hát đó có câu mở đầu như sau :
Bao
năm trôi qua hồn con lạc bước đi xa, quên bao ơn Cha trầm kha bể đắm bao la...
Có lẽ ý
tác giả muốn nói rằng (phỏng đoán thế thôi, không biết có phải đúng là ý tác giả
không) :
“Vì
trong quãng thời gian nhiều năm qua, hồn con đã lạc bước và đã đi xa, nên đã
chìm trong một thứ ‘bể đắm’ nào đó rộng mênh mông”.
Nhưng (lại)
có lẽ rằng “chìm trong” là từ ngữ nghe đã quen tai, có vẻ nôm na quê mùa, không
hay, nên phải dùng chữ Nho cho nó hay. Kể ra cũng có một động từ kép chữ Nho là
trầm luân 沈淪 như Nguyễn Du từng viết :
Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.
(Kiều, câu 1080)
Tuy thế,
“trầm luân” cũng khá quen thuộc, nên cũng... không hay (!).
(Lại) có
lẽ để cho được “hay”, nên tác giả bài hát cố lùng kiếm một từ ngữ “mới lạ”, bèn
gặp được một từ kép chữ Nho khác cũng có “trầm”, ấy là “trầm kha”. Thế
là dùng luôn.
Nhưng
như đã trình bày, “trầm kha” chỉ có nghĩa là “bệnh nặng lâu ngày, bệnh khó chữa”,
không hề có nghĩa nào liên quan đến “chìm” với “đắm” hay với “trầm luân”..., có
thể xem lại các từ điển đã dẫn trên.
Thử phân
tích theo chữ nghĩa tác giả đã dùng xem thật ra câu tác giả viết có ý nghĩa thế
nào :
Bao
năm trôi qua hồn con lạc bước đi xa, quên bao ơn Cha trầm kha bể đắm bao la...
1. “bao năm trôi qua” là trạng ngữ chỉ về khoảng
thời gian đã lâu ;
2. “hồn con” là danh từ kép, thành phần chính
là “hồn”, “con” tức là “của con” ; “hồn con” làm chủ ngữ cho ba động từ sau
:
2. 1. “lạc
(bước)” ;
2. 2. “đi
(xa)” ;
2. 3. “quên”
; trong câu tác giả đã viết có tới ba hành động “quên”, là :
2.
3. 1. quên “bao ơn [của] Cha” ;
2.
3. 2. quên cái gọi là “trầm kha” ;
2.
3. 3. và quên cái gọi là “bể đắm bao la”.
Vậy cả
câu có nghĩa là :
Suốt
từ bao năm qua [cho đến bây giờ], hồn con đã lạc bước, đã đi xa, đã quên
không những là ơn Cha, hồn con còn quên cả cái bệnh nặng của mình [dù đến
nay vẫn chưa khỏi], và sau hết là hồn con cũng quên có một cái bể rộng mênh
mông hễ rơi vào đấy là đắm luôn nên mang tên là “bể đắm” !
Những ý
nghĩa đó có liên quan gì với nhau ? Tác giả bài hát dường như ait, nesciens
quid diceret (Lc 9:33).
BÙI NGỌC HIỂN
Nói thêm về chữ dị thể và chữ đồng âm (dị
nghĩa)
Trong chữ Nho – Nôm, người ta thường phân biệt chữ
chính thể với chữ dị thể.
Chính thể là tự dạng
được nhìn nhận chung (công nhận) là dạng chính ; dị thể là cách viết
khác sinh ra từ chữ chính thể, thường là do việc “múa bút” mà các nét bị biến dạng,
hoặc bị bớt nét đi để viết cho nhanh... Thí dụ :
- chữ Nho trầm chính thể viết là 沈 , dị thể viết là 沉 ;
- chữ Nho quốc (= nước, như trong quốc gia)
chính thể viết là 國 , dị thể viết là 囯 , 国 , 囻 ...
Về mặt nào đó, trong chữ Quốc Ngữ, là chữ ghi tiếng Việt
theo mẫu tự Latin a, b, c..., cũng có thể xem, thí dụ thế, “ý nguyện”,
“côn”, “ca”... là chính thể, còn “í nguiện”, “kôn”,
“ka”... là dị thể.
Chữ đồng âm (dị nghĩa) là những chữ đọc lên hoàn toàn
giống nhau, nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau, thậm chí có khi trái ngược, đó
là vì những chữ đó không phải có chung một “gốc”.
Trong chữ Nho – Nôm, các chữ đồng âm (dị nghĩa) có mặt
chữ khác nhau, nhưng khi viết bằng chữ Quốc Ngữ thì hoàn toàn giống nhau. Xem
các thí dụ :
明 minh : có nghĩa là
sáng, như trong明星 minh tinh = sao
sáng, 明月 minh nguyệt = trăng sáng, 幽明 u minh = chỗ tối và chỗ sáng, tức là cõi âm và cõi dương, 明心寶監 minh tâm bảo [cũng đọc : bửu] giám = gương báu sáng
soi cõi lòng... ;
冥 minh : có nghĩa là tối
tăm, như trong 幽冥 u minh = mù mịt tối
tăm, 冥頑 minh ngoan = ngu tối mà bướng bỉnh, dốt nát lại cứng đầu cứng cổ... ; chữ 冥 minh này cũng có khi thay bằng 暝 ;
盟 minh : có nghĩa là uống
máu ăn thề, là một chữ hình thanh, gồm chữ bộ thủ là 皿 mãnh (= cái chén, cái mâm...), chỉ ý (những người cùng thề
đều cắt máu rót chung vào một chén rồi cùng hòa lẫn với rượu và chia nhau cùng
uống khi lập thệ) và chữ 明 minh hài âm (chỉ âm đọc của chữ), như trong 同盟 đồng minh = những người, nước... cùng chung một lời thề nào
đó... ;
銘 minh : có nghĩa là ghi
nhớ, như trong銘心刻骨 minh tâm khắc cốt = chạm khắc vào xương ghi nhớ vào lòng... ;
鳴 minh : có nghĩa là kêu
lên, làm cho kêu, tiếng kêu, như trong 鳥鳴 điểu minh = chim hót, 雷鳴 lôi minh = sấm dậy, tiếng sấm, 鳴鑼 minh la = đánh phèng...
và còn nhiều chữ khác cũng đọc là minh với các
nghĩa khác.
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY
Năm B – 2024
Tin Mừng Marco 9:1–9
Chúa đem môn đệ cùng lên
Đỉnh cao ngọn núi thiên nhiên nhiệm mầu
Áo Ngài trắng tuyết như nào
Kìa Êlia đến mau với Người
Tiếp Môsê cũng đến đây
Ba môn đệ ngủ, thức ngay dậy nào
Phêrô thấy tốt biết bao
Thầy ưng con cất lo mau ba nhà
Một cho Thầy ở diễn ra
Hai cho hai vị mỗi nhà ở luôn
Bấy giờ tiếng nói không trung
Con Ta yêu dấu hãy cùng vâng theo.
SỨ ĐIỆP TIN MỪNG. B – 2024
CON NGƯỜI LÀ BỤI TRO
Bụi tro Thiên Chúa tạo thành
Con người trần thế sống sinh trên đời
Ban cho cuộc sống khắp nơi
Dựng xây nước Chúa đất trời trần gian
Thời gian sau đã kiện toàn
Trở về tro bụi hảo hoàn khi xưa
Công lao ngày tháng trải qua
Quan phòng xép dặt bao la ơn lành
Thưởng công ơn phúc tạo thành
Chúng sinh sống với ân tình trao ban
Xứng danh vào chốn thiên đàng
Hiệp chung chư thánh hát vang Chúa Trời.
THỤ TẠO TRO BỤI. 2024
ĐỐI THOẠI GIỮA
CHỦ CHĂN – CHỦNG SINH
TGP HÀ NỘI
Lời ngài hướng dẫn trên môi
Thấm nhuần đầu óc bao người chủng
sinh
Bởi lời phát xuất tâm tình
Của người mục tử từ tim dạy truyền
Lẵng hoa tươi thắm dâng lên
Xin cha vui nhận triền miên lòng thành
Chúng con cúi nhận thi hành
Những lời khuyên bảo chân tình ban
cho
Cuộc đời tu luyện chăm lo
Biến thành kết quả tới cho cuộc đời
Hiến dâng phục vụ Nước Trời
Theo lòng mong ước mọi người cầu luôn.
LỜI ĐỔI LẤY HOA. 2023
HÀNH HƯƠNG MẸ NÚI CÚI XUÂN
LỘC
Hạt Phương Lâm Định Quán nay
Hành hương Mẹ núi Cúi ngày luân phiên
Thượng – Kinh tham dự đông đen
Chục ngàn người tới ngồi chen nhà thờ
Hầm chân Mẹ đứng đỉnh cao
Đức nguyên Giám mục giảng rao Tin Mừng
Chục ngàn người lắng nghe chung
Hiểu nên ý nghĩa hiệp cùng nhau luôn
Maria Mẹ trường tồn
Mẹ chung nhân loại kính tôn muôn đời
Chúa Cha trao Mẹ nhân loài
Để luôn bầu cử mọi người cầu xin.
MẸ BẦU CỬ CHUNG. 2023
LỜI CẦU NGUYỆN MÙA CHAY
Mùa Chay trời đất nguyện cầu
Một lòng một ý như nhau mọi đàng
Chúa Trời truyền dạy rõ ràng
Đất trời đôi ngả vững vàng triền miên
Thế gian cuộc sống tự nhiên
Hợp như thánh ý Chúa trên Nước Trời
CẦU XIN ĐƯỢC ƠN BAN. 2024
ĐỨC CHA GIUSE ĐẶNG ĐỨC NGÂN
NHẬM CHỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÓ
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Lẵng hoa Tổng giáo phận dâng
Xin ngài nhận lấy hồng ân giáo quyền
Tổng giáo phận kính dâng lên
Mừng ngài nhậm chức kính tin quyền hành
Mọi thành phần Chúa trao ban
Đưới quyền dìu đắt thánh ân tay ngài
Dù là Huế, Hà Nội đây
Vẫn chỉ một đất nước này hiệp chung
Chúa đem ngài bắc vào trung
Hòa đồng con Chúa Tin Mừng giảng rao
Cho toàn dân Chúa hết nào
Yêu thương thánh thiện truyền rao Tin
Mừng.
ĐÓN ĐỨC TỔNG NHẬM CHỨC. 10-11-23
CÁC HỒNG Y PHI CHÂU CHỐNG ĐỐI
Bộ Giáo lý đức tin đây
Văn thư công bố xong ngay chúc lành
Đồng tính luyến ái lãnh ban
Nhiều nơi chống đối rõ ràng tỏ mau
Nhóm Hồng y thuộc Phi châu
Sara Hồng y đứng đầu khởi lên
Bất đồng Giáo hội triền miên
Chống quyền Tổng bộ Đức tin loan truyền
Giáo hoàng các vị quyền trên
Đang bao giải thích Thánh Kinh tỏ bày
Lòng thương xót Chúa muốn đây
Tìm nhiều cách cứu độ ngay mọi người.
CHỐNG CHÚC LÀNH ĐỒNG TÍNH. 2024