Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

CÂU ĐỐI CÔNG GIÁO (BÀI 2)

CÂU ĐỐI CÔNG GIÁO (2)

CÂU ĐỐI CHỮ NHO
(CỦA ANH EM CÔNG GIÁO TRUNG HOA)


BÙI NGỌC HIỂN




   Nguyên ban đầu, bài viết này muốn giới thiệu các câu đối Công giáo viết bằng Chữ Nho, bất kể tác giả là người Việt hay người Hoa, vì ở Việt Nam trước kia có lẽ không hiếm các câu đối như vậy. Ở tư gia thì chắc là thường chỉ gặp trên bàn thờ, nhưng trong thánh đường thì có thể thấy từ ngoài vào trong. Ngoài nhà thờ thì ở mặt tiền, như câu đối ở nhà thờ Lai Thành đã dẫn trong bài 1, hoặc một số nhà thờ khác, nhưng hẳn là không nhiều. Dù vậy, trong những nhà thờ có câu đối Chữ Nho, có nhà thờ không chỉ có một cặp câu đối, mà có đến bảy cặp nề ngoài mặt tiền : nhà thờ Thánh Mẫu Mai Khôi An Vân (Hương An, Hương Trà, Huế). Câu đối Chữ Nho cũng còn gặp thấy cả trong các sách đạo... (các câu đối này và các câu đối ở nhà thờ An Vân sẽ trình bày bên dưới).

   Sau những lần trùng tu, thậm chí xây mới, phần lớn các câu đối ở các nhà thờ Việt Nam không còn tồn tại (1). Có những nơi có ý thức giữ gìn, nhưng vì những người phụ trách thi công có lẽ không biết Chữ Nho, nên những chữ gọi là được “phục dựng” thì không thể nhận ra đó là những chữ gì. Một trong số rất ít ỏi nhà thờ Công giáo được trùng tu, mà những vị phụ trách có tinh thần bảo tồn, để bộ mặt nhà thờ tuy được làm mới, nhưng vẫn giữ nguyên dạng ban đầu, cho đến từng nét của các Chữ Nho từng có, đó là nhà thờ Thánh Mẫu Mai Khôi An Vân đã đề cập trên kia.

   Những câu đối ở tư gia cũng có cùng tình trạng khi những thế hệ cũ qua đi, thế hệ sau muốn xây dựng mới ngôi nhà, thì những gì là “cổ” nhưng có lẽ không “kính” đều ra đi mãi mãi. Sách vở cũng không khá hơn. Người đọc được sách và bản thân sách cũng sẽ ngày càng “nan tái đắc”.

   Vì thế, bài viết này xin giới thiệu chủ yếu các câu đối của anh em Công giáo Trung Hoa do còn giữ lại được nhiều. Tác giả của hầu hết các câu đối dẫn ra trong bài viết dưới đây đều khuyết danh (trừ vài trường hợp rất ít, được ghi cụ thể trong bài). Các Chữ Nho trong bài viết đều dùng chữ rậm nét (phồn thể) mà không dùng chữ đơn (giản thể ; sĩ tử Việt Nam ngày xưa đi thi bị cấm dùng chữ đơn làm văn, bài nào dùng sẽ bị đánh là bạch tự – chữ trắng, và tác giả của nó đương nhiên bị rớt). Âm đọc ghi kèm các chữ đó là âm Nho (nay quen gọi là âm Hán – Việt), và không ghi chú thêm âm Tàu để tránh những nặng nề không cần thiết. Các trích dẫn từ Kinh Thánh bằng Chữ Nho đều theo bản dịch Công giáo Tư Cao (có thể xem tại http://www.vatican.va/chinese/bibbia.htm) ; việc dịch các trích dẫn Kinh Thánh trong trường hợp như vậy sẽ theo bản Chữ Nho (có tham chiếu các bản văn khác) để dễ đối chiếu với việc dùng chữ trong các câu đối.

   Để bớt nặng nề, hầu hết các Chữ Nho trong bài viết đều được đưa xuống phần chú thích bên dưới.

   Cũng lưu ý rằng cùng một mặt Chữ Nho, nhưng thanh Bằng – Trắc theo giọng ta và giọng Tàu có thể không như nhau. Lại có những Chữ Nho mà ngay giọng ta cũng có nhiều hơn một cách đọc, lại thuộc hai thanh khác nhau. Thí dụ chữ , nếu đọc là gian (B) thì có nghĩa là (một) khoảng, (một) đỗi..., thường dùng với chức năng danh từ ; nếu đọc là gián (T) thì có nghĩa là cách (nhau), thường dùng với chức năng động từ hoặc trạng từ. Hay chữ , đọc vương (B) là người đứng đầu (một nước), có chức năng danh từ ; đọc vượng (T) có nghĩa là cai trị, động từ. Chữ đọc y (B) là cái áo, danh từ ; đọc ý (T) là mặc áo, động từ... Bài viết chỉ dẫn ra những câu đối của anh em Công giáo Trung Hoa khi các câu đối đó đọc giọng Chữ Nho mà không vi phạm luật BT, ít nhất cũng ở hai chữ cuối mỗi vế, vì có những câu đọc theo giọng Tàu thì bảo đảm luật BT, nhưng khi đọc theo giọng ta thì có khi chữ cuối câu (và cuối các phân đoạn) lại cùng B cả hoặc cùng T cả. Thêm vào đó, dĩ nhiên không phải bất cứ người Trung Hoa nào cũng biết làm câu đối. Nếu không học và tập làm, thì chỉ "sáng tác" được những cặp câu có số chữ bằng nhau rồi tự gán cho đó là những câu đối. Những câu như thế sẽ không dẫn vào bài viết. Dù vậy, số các câu đối trình bày trong bài viết này khá nhiều, nên việc giải thích thêm (như điển tích, xuất xứ... của chữ dùng) chỉ có thể làm trong một ít trường hợp, kính mong quý độc giả gần xa lượng thứ.

   Một lưu ý nhỏ nữa về danh xưng. Da-tô là âm Chữ Nho của hai chữ 耶 蘇 , đọc theo giọng Tàu là yēsū, còn Cơ-đốc là đọc tắt của 基 利 斯 督 , jīlìsīdū [-lị-tư-đốc ; phiên âm cũ là 契 利 斯 督 qìlìsīdūkhế-lị-tư-đốc, tương tự giới Công giáo Việt Nam đọc tắt kiểu phiên âm cũ k(i)-ri-x(i)-tô thành ki-tô (1')]. Những chữ này là những chữ phiên âm (theo giọng Tàu) của JesusChristus. Các chữ Da-tôCơ-đốc được cả anh em Công giáo cũng như Tin Lành người Trung Hoa sử dụng, vì là chữ phiên âm các tên riêng (dù có rất nhiều trường hợp không thống nhất được như vậy). Tuy nhiên Công giáo ở Trung Hoa có danh xưng phổ thông là Thiên Chúa giáo (danh xưng Công giáo cũng được dùng, thí dụ tên một tờ báo là Kung Kao Po [Công giáo báo], nhưng danh xưng này không phổ thông) ; còn anh em Tin Lành Trung Hoa dùng danh xưng là Cơ-đốc giáo. Nhà thờ Công giáo Trung Hoa dùng danh xưng là Thiên Chúa đường (xin nói thêm, trước kia tại Giáo xứ Hải Xuân trong quá trình chờ xác định tên gọi chính thức cho giáo xứ, cũng nề ba chữ Thiên Chúa đường này, bằng Chữ Quốc ngữ, ngay cổng vào ; cũng thế, trên nhà thờ Cha Tam cũng có ba chữ này nhưng bằng Chữ Nho), hoặc chỉ dùng chữ “đường” sau tên riêng của (vị thánh bổn mạng hoặc địa phương có) nhà thờ đó. Còn nhà thờ Tin Lành thì dùng danh xưng là Cơ-đốc giáo đường.

   Cũng liên quan tới “chữ nghĩa”, các chữ trong bài viết này phần lớn trường hợp được ghi cách đọc là “Chúa” ; chỉ khi phiên âm các chữ 主 教 (không có thiên ở trước) mới phiên là “chủ giáo” [= giám mục ; chớ lẫn với kiểu nói giáo chủ là một danh từ hư tạo, Công giáo ở cả Trung Hoa lẫn ở Việt Nam đều không hề dùng danh từ này] (2).


   Nay xin được đi vào chi tiết các câu đối Chữ Nho. Đầu tiên là một đôi câu đối trong một quyển sách đạo. Năm 1897, đức cha Giu-se Hiến (tên Việt Nam, nguyên chính tên của ngài là José Terrés, O.P., 1843 – 1906, người Tây-ban-nha, làm Giám quản Tông tòa địa phận Đông Đàng Ngoài, Tonkino Orientale [sau này là các địa phận Hải Phòng và Bắc Ninh], từ năm 1883 đến khi qua đời tại đây năm 1906) cho in tại Nhà Chung Liễu Dinh một bộ sách bằng Chữ Nôm gồm hai quyển, mang tên Sách Truyện Các Thánh Toát Yếu, trong bộ sách này, quyển 2, Ngày Lễ Sinh Nhật Đức Chúa Je-su truyện, trang 157a, có đôi câu :

1      Thượng vinh ư Thiên Chúa ;
        Hạ hòa ư thiện nhân (3).

   Đôi câu này, trước thấy có treo ở nhiều gia đình Công giáo, chính là dịch gọn câu các thiên thần hát mừng tại Bê-lem khi Chúa sinh ra đời : Gloria in excelsis Deo / et in terram pax hominibus bonae voluntatis (Lc ii,14) (câu L. trên là theo bản Vulgata cũ, bản mới – Nova Vugata – sửa lại đôi chút như sau : Gloria in altissimis Deo, et super terram pax in hominibus bonae voluntatis, nghĩa cũng thế : Vinh quang Đức Chúa nơi cao thẳm, và an hòa cho những kẻ lòng lành). Câu Lc ii,14 có thấy anh em Trung Hoa dịch là :

2      Thiên Chúa thụ hưởng vinh phúc vu thiên ;
        Lương nhân thụ hưởng thái bình vu địa (4).

   Tiếp theo là những câu đối Chữ Nho trong các nhà thờ tại Việt Nam.

   Ở đây xin được nói lại đôi chút về đôi câu đối kính Thánh cả Giuse ở nhà thờ Giáo họ Lai Thành.

   Nguyên văn Chữ Nho :

     
     

   Theo cách viết Chữ Nho (và cả Chữ Nôm) trước kia, không dùng đến các dấu chấm câu theo kiểu Tây phương, nên muốn đọc hiểu, cần phải ngắt câu cho đúng. Luật Bằng – Trắc trong văn biền ngẫu chính là giúp cho việc ngắt câu được chính xác. Cách ngắt câu duy nhất đúng cho đôi câu này như sau :

   Thiên thu kí tích kim đài      /  
              B        T            B       /
      tịnh phối Nữ Vương siêu bách thánh ;
              T              B                T      T
   Vạn cổ lưu phương thạch cốc /    
           T             B                 T  /
      danh xưng Chúa Phụ quán quần thần.
                 B               T              B      B

Nghĩa là (dịch thể) :

   Ngàn thu ghi dấu chốn đài vàng /    
              B           T           B      B   /
      bạn vẹn sạch Nữ Vương (,) vượt trên các thánh ;
                      T            B                     B             T
   Muôn thuở để thơm nơi hang đá /    
                T           B            T     T /
      danh thật là Bõ Chúa (,) đầu hết quần thần.
                      B         T                 T             B

   Lối làm văn ngày xưa, khi đề vịnh một nhân vật, một thắng tích..., người ta không bao giờ hài ra nhân danh, địa danh... liên quan, nên nếu dịch cho thật rõ nghĩa, thì đôi câu trên là :

   Thánh Giuse là đấng đã ghi dấu chốn đài vàng ngàn thu, ngài là bạn vẹn sạch đức Nữ vương, ngài vượt hẳn trên trăm (trăm / ngàn / muôn → nhiều khôn xiết kể) vị thánh ;

   Ngài lưu lại thơm tho muôn đời nơi hang đá, ngài xứng danh là Bõ (nuôi) của Đức Chúa, (nên) ngài trổi vượt trên hết cả triều thần (trên trời cũng như dưới đất).

   Kim đài : "đài" : Khang Hi tự điển (dẫn lại các tự điển cổ hơn) : "Thuyết Văn" : quan tứ phương nhi cao giả. "Thích Danh" : đài, trì dã ; trúc thổ kiên cao, năng tự thắng trì dã (5). "Nhĩ Nhã, Thích Danh" đồ (= lầu cao để canh gác) vị chi đài ; chú : tích thổ tứ phương dã. Như vậy, "đài" có nghĩa là một "nơi được dựng lên cao (chẳng hạn đắp bằng đất) vượt hơn chung quanh, dùng vào một mục đích nào đó, như xem xét bốn bên..." Ở đây, "kim đài" là cách diễn tả trang trọng để nói đến việc cử hành lễ hôn phối trước "toà / ngai" Thiên Chúa (6).

   Tịnh phối : Năm Khang Hi thứ 14 (năm 1715), nhà xuất bản Toàn Năng đường tại Quảng Châu, Trung Hoa, cho in lại quyển kinh Công giáo tên là (Thiên Chúa) Thánh giáo nhật khoá (7), trong kinh thánh Giu-se : xiàng shèng ruòsè sòng (8) [Hướng thánh Giu-se tụng] đã từng dùng hai chữ tịnh phối này (9). Theo nghĩa chữ, thì tịnh / tĩnh (10) có nghĩa là "sạch sẽ", mà phối (11) có nghĩa là "ghép, sánh" ; trong "hôn phối" thì từ kép này có nghĩa là "sánh đôi nên vợ chồng, cưới vợ, lấy chồng". Do đó, "tịnh phối" nghĩa là "bạn vẹn sạch, bạn thanh sạch", từng được dùng trong các kinh nguyện tiếng Việt vốn có từ lâu (trước khi có nhà thờ LT ; xin thử đọc thêm các kinh khác như : Chúng con trông cậy Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời...). Kinh Hướng thánh Giu-se tụng kể trên hiện nay được đọc ngay sau Kinh cầu thánh Giu-se Chữ Nho của anh em Công giáo Trung Hoa. Trong Kinh cầu này cũng có câu : Thiên Chúa Thánh Mẫu chi tịnh phối (12), bản kinh tiếng Việt tương ứng là : Thánh Giuse là bạn Đức Mẹ Chúa Trời, không có thanh sạch (= tịnh), vì hai chữ thanh sạch này sẽ xuất hiện ở câu liền sau : Thánh Giuse là Đấng thanh sạch giữ gìn Đức Nữ Đồng Trinh.

   Chữ "thần" (13) nghĩa là "tôi", là tiếng thuở trước các quan cũng như chúng dân tự xưng trước nhà vua. "Vua" trong câu đối này chỉ có một, đó là Đức Chúa, còn các thánh cũng như hết thảy mọi loài thụ tạo đều chỉ là "bầy tôi = quần thần" mà thôi. Nhưng do lòng yêu thương của Đức Chúa, loài người được Chúa nhận làm "nghĩa tử" để có thể kêu Đức Chúa bằng Abba = Ba ơi (xem Thư Rô-ma viii, 15), nên mới tự xưng được là "con". Đó cũng là lí do tại sao trước kia các đấng các bậc dùng "tôi / chúng tôi" để cho mọi người xưng với Chúa, mà không dùng "con / chúng con".    Ngoài ra, "thần" trong vế này còn dùng theo lối chơi chữ là "đối chữ", các cụ gọi là "làm màu" (14) với "thần" (15) là "thần linh, thần thánh" để đối với "thánh" của vế trên, như trong đôi câu :

      Thánh tổ bảo Thánh tông ra mở nước, đối với
      Thần hồn nát thần tính chạy về nhà.


   Tại nhà thờ Thánh Mẫu Mai Khôi An Vân (Hương An, Hương Trà, Huế), ngoài mặt tiền có bảy cặp câu đối được sắp xếp như sau :

   Đôi câu hai bên tượng Đức Mẹ ở tầng trên cùng mặt tiền nhà thờ :
3      Thế gian vô nhị nữ ;
        Cức lí hữu đơn hoa (16).
   Nghĩa là :
      Cõi đời không người nữ thứ hai ;
      Trong gai có riêng một bông hoa.

   Cức lí hữu đơn hoa : nhắc lại câu thơ trong sách Nhã Ca : Ngã đích ái khanh tại thiếu nữ trung, hữu như kinh cức trung đích nhất đoá bách hợp hoa (17) = Bạn yêu của tôi ở giữa các thiếu nữ cũng như một đoá hoa bách hợp giữa gai góc], Cant ii, 2.

   Ở tầng thứ hai đôi câu đối chính giữa :
4      Địa đường cửu vị sơ nguyên bế ;
        Thiên lộ tân bằng tái tổ thông (18).
      Địa đường xưa vì (kẻ) đầu hết mà đóng lại ;
      Đường về trời mới nhờ tổ thứ hai mà được suốt thông.

   có nghĩa là ban đầu, lúc đầu hết ; nguyên là gốc, cội ; sơ nguyên là có ý chỉ ông tổ A-đam của loài người. Tái là lần nữa, lần thứ hai ; tái tổ : người đứng đầu mới của một dòng tộc, ở đây có ý chỉ về Chúa Giê-su là A-đam mới, xem Rm v, 12-21.

   Đôi câu này vốn là đôi câu do vua Khang Hi nhà Thanh đề ở nhà thờ Thánh Mai Khôi tại Đẩu Lục (hơi khác đôi chút), Trung Hoa, sẽ đề cập bên dưới.

   Đôi câu bên trái :
5      Trinh biểu dực vu thành ngộ hậu ;
        Thục tường thông tự hữu sinh tiền (19).
      Sau khi được tỏ cho biết thì vẻ trinh khiết mới nên ;
      Trước lúc sinh ra thì đã được thông cho có sự tốt lành.

   Đôi câu này hàm nghĩa :

      Chỉ khi thánh Giu-se được thiên thần báo mộng, thì từ sau đấy, nhờ có thánh Giu-se che chở, sự trinh khiết của Mẹ Maria mới được trọn vẹn ;
      Trước khi Mẹ Maria sinh ra thì Thiên Chúa đã thông cho mọi sự tốt lành.

   Đôi câu bên phải :
6      Hải bất dương ba phi khổ hải ;
        Tinh năng sinh nhật tối minh tinh (20).
      Biển không nổi sóng không phải biển khổ ;
      Ngôi sao sinh được ra mặt trời là sao sáng nhất.

   Câu này chơi chữ theo lối điệp từ : chữ đầu và chữ chót vế thứ nhất cùng là hải, vế thứ hai là tinh ; lại cũng theo lối khoán thủ : hai chữ đầu (và cuối) mỗi vế hợp thành hải tinh = sao biển, được ví với Đức Mẹ (L. Stella maris). Mặt trời : chỉ về Chúa Giê-su là Con lòng Đức Mẹ, là Mặt trời công chính (L. : Sol justitiae). Ngoài ra, trong Chữ Nho, hai chữ sinh (= đẻ) và nhật (= mặt trời) ghép lại thành chữ tinh (= sao).

   Tầng dưới cùng, cùng mặt tường với hai tầng trên, xây kiểu tam quan, với hai đôi câu đối bố trí như sau :

   Đôi câu hai bên cửa giữa :
7      Thu nguyệt dương minh /
         nữ đức quang đằng vu sơ nhật ;
        Xuân phong cộng tại /
         tổ khiên khiết tự vu triêu tinh (21).
      Trăng thu sáng tỏ,
         nhân đức của người phụ nữ toả rạng hơn mặt trời mới mọc ;
      Gió xuân ở cùng với
         mà được trong sạch tội tổ tiên như sao mai.

   Xuân phong : gió ấm áp ngày xuân. Sách Hoài Nam Tử, Nguyên Đạo, viết : Thị cố xuân phong chí tắc cam vũ giáng, sinh dục vạn vật (22), nghĩa là : Như vậy khi có gió xuân đến thì mưa ngọt xuống, làm muôn vật sinh sôi nảy nở. Văn Tuyển, Lục Cơ, bài 20 trong 50 bài Diễn Liên Châu : Xuân phong triêu hú, tiêu ngải mông kì ôn (23), nghĩa là : Gió xuân buổi mai ấm áp, nhẹ nhàng thổi hơi ấm cho khắp cả, ý so sánh với ân huệ đức trạch. Trong cổ văn, xuân phong được dùng chỉ ơn nuôi dưỡng dồi dào, ơn dạy dỗ nhuần thấm. Xuân phong rất chỉnh đối với Thu nguyệt ở vế trên. Trong văn học cổ, cả bốn chữ Xuân phong thu nguyệt này thường được dùng để nói về cảnh đẹp phải thời. Ở đây, Xuân phong dùng chỉ các ân huệ Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ, trong khi Thu nguyệt để nói về sự rạng ngời của các nhân đức của Đức Mẹ.

   Triêu tinh : sao buổi sớm, tức là sao Mai, cũng được dịch sang Chữ Nho là thần tinh, hoặc hiểu tinh, ngôi sao vẫn còn rạng rỡ trên bầu trời buổi bình minh khi những sao khác đã lặn hết thảy, vì thế thường được dùng trong kinh sách để ví với Đức Mẹ (Kinh cầu Đức Bà : Đức Bà như sao Mai sáng vậy ; bản Chữ Nho : Hiểu minh chi tinh (24), hoàn toàn cùng nghĩa với bản kinh tiếng Việt [hoặc Chữ Nôm] ; L. : Stella matutina).

   Đôi câu hai bên hai cửa tả hữu : vế phải ở bên phải cửa bên phải, đối với vế trái ở bên trái cửa bên trái :
8      Đạo sở cộng do
         chính tại càn khôn sắc bàng bạc ;
        Nhân viết dư tri
         cái vu tạo hóa tổ uyên nguyên (25).
      Đường mà mọi người cùng theo
         chính là thứ [đường] mênh mông ở khoảng càn khôn ;
      Người bảo ta biết
         cội rễ sâu thẳm bao trùm ấy là [Đấng] tạo hoá.

   Đôi câu cuối cùng đắp trên hai cột góc của mặt tường lùi sâu hơn mặt tường tam quan (mặt tường này không có cửa) :
9   Câu bên phải :
      Nhật nguyệt quang huy tân đống vũ ;
   Câu bên trái :
      Sơn xuyên hoàn củng cựu lâu đài (26).
   Nghĩa cả hai câu này :
      Mặt trời mặt trăng chiếu rạng ngôi nhà mới ;
      Núi sông chầu quanh lầu đài cũ.

   Đống vũ : chỉ chung là nhà. Chữ vốn xuất xứ ở kinh Dịch, Hệ Từ hạ : Thượng cổ huyệt cư nhi dã xử, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ cung thất, thượng đống, hạ vũ, dĩ đãi phong vũ (27) = Đời thượng cổ ở hang lỗ đồng nội, đời sau thánh nhân dời ở vào nhà, trên nóc dưới mái, để phòng mưa gió (nguyên cung thất có nghĩa là nhà ở, tổ..., không phân biệt sang hèn giàu nghèo ; từ đời Tần – Hán về sau mới gọi nơi ở của vua chúa là cung (thất)]. Bài Lỗ Linh Quang điện phú (28) của Vương Diên Thọ (29) đời Hán có câu : Thần linh phù kì đống vũ, lịch thiên tải nhi di kiên (30) = Thần linh nâng đỡ cho ngôi nhà ấy vững bền trải ngàn năm]. Đống vũ ở đây chỉ ngôi nhà thờ.

   Bên trong nhà thờ có đôi câu đối chạm hai bên cửa Nhà Tạm :
10  Từ hàng tối hiển vi /
         phất phất quần sinh siêu nịch hải
      Kim điện cực cao đại /
         kì kì chúng tử lạc thiên cung (31).
      Thuyền từ rất nhiệm mầu,
         nhẹ đưa lũ người vượt bể đắm.
      Đền vàng cao lớn hết mức,
         cầu cho đoàn con vui chốn thiên cung.

   Từ nguyên nghĩa là hiền lành, có lòng thương yêu, đặc biệt nói về lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái. Trong văn cổ, từ dùng thay cho từ mẫu, như gia từ có nghĩa là mẹ tôi, vì thế dùng ở đây để nói về Đức Mẹ là rất phù hợp. Lưu ý rằng từ hàng (= thuyền từ ; và cả nịch hải = bể đắm) nguyên là thuật ngữ Nhà Phật. Bài thơ Vịnh Phật của Nguyễn Công Trứ có câu : Chiếc thuyền từ một lá vơi vơi, /                  Vớt chìm đắm đưa lên cõi tĩnh.

   Đền vàng : một trong các phẩm tước Hội Thánh dùng ca ngợi Đức Mẹ trong Litania Lauretana (Kinh cầu Đức Bà) : Đức Bà như đền vàng vậy (bản kinh Chữ Nho : Hoàng kim chi điện (32) ; L. : Domus aurea).


   Trên Cung Thánh nhà thờ Đại Chủng viện Huế, có đôi câu đối :
11  Hậu ngô chi sinh /
         giáng thế cánh thành ngô thánh lữ ;
      Bão ngã dĩ đức /
         tuẫn thân hoàn tác ngã thần lương (33).
      Làm cho mạng sống con được dồi dào
         xuống thế lại nên Bạn thánh của con ;
      Lấy đức nuôi nấng con
         bỏ mình để làm lương thần cho con.

   Đôi câu này dùng lối điệp tự : hai chữ ngô đối với hai chữ ngã ở cùng một vị trí. Về hai chữ ngô / ngã này xin xem thêm bên dưới.

   Lữ nguyên nghĩa là bè bạn, bạn lứa. Chính Chúa Giê-su đã nói với các tông đồ trong bữa ăn cuối cùng : Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ mình làm. Thầy gọi các con là bạn hữu, vì mọi điều Thầy đã nghe nơi Cha Thầy, thì Thầy đã tỏ cho anh em biết, Jn xv, 15. Bản Kinh Thánh Công giáo Tư Cao dùng chữ  bằng hữu : Ngã xưng nễ môn vi bằng hữu (34). Ở đây, chữ lữ này vì đồng âm với chữ lữ nghĩa là khách, khách trọ, xa nhà, xa quê, làm liên tưởng đến câu chuyện hai người môn đồ trên đường đi Emmaus (Lc xxiv, 13-35). Cũng làm liên tưởng đến bài thơ Footprints in the sand [Những dấu chân trên cát] của Mary Stevenson (được tác giả viết vào năm 1936 khi mới được 14 tuổi).


   Tại Việt Nam còn có các nhà thờ Công giáo dành cho anh em người Hoa ở Việt Nam, một trong số đó là nhà thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, còn gọi là nhà thờ Cha Tam. Trong nhà thờ, trên gian cung thánh, có đôi câu sau :
12  Ảo thế phù vinh /
         bất túc mãn nhân nguyện ;
      Thiên hương vĩnh phúc /
         phương năng sung thiện tâm (35).
      Phù vinh đời ảo
         chẳng đủ làm vẹn mong muốn của con người ;
      Phúc mãi mãi trên quê trời
         cần phải đầy đủ lòng lành.


   Hiện nay, không còn được bao nhiêu nhà thờ tại Việt Nam có câu đối Chữ Nho nữa, mà các tài liệu về các câu đối như vậy rất ít hoặc không hề được phổ biến. Do đó phần dưới đây xin được trình bày các câu đối Chữ Nho của anh em Công giáo tại Trung Hoa.


   Với người Trung Hoa, không chỉ riêng giới Công giáo, có lẽ rất nhiều người biết đôi câu đối sau :
13  Vô thủy vô chung /
         tiên tác hình thanh chân Chúa tể ;
      Tuyên nhân tuyên nghĩa /
         duật chiêu chửng tế đại quyền hành (36).
      Không bắt đầu, không sau hết,
         thật là vì Chúa tể trước đã dựng nên hình tiếng ;
      Bày tỏ lòng nhân nghĩa,
         quyền hành lớn lao là để làm sáng ơn cứu vớt.

   Chính là vì tác giả đôi câu này là hoàng đế Khang Hi (1662-1722), đề tặng nhà thờ Công giáo trong cửa Tuyên Vũ dịp nhà thờ khánh thành năm Khang Hi 50 (1711). Nhà thờ này nguyên được cha Lị Mã-đậu (37), thừa sai người Í đến truyền giáo tại Trung Hoa, khởi công xây dựng năm Vạn Lịch 33 nhà Minh (1605) với tên gọi ban đầu là Tuyên Vũ môn lễ bái đường [= nhà dâng lễ ở cửa Tuyên Vũ] trong thành Bắc Kinh, nay ở đường Tiên Môn Tây, khu Tây Thành, Bắc Kinh, quen gọi là nhà thờ Nam Đường. Năm Thanh Thuận Trị 7 (1650), nhà vua cho phép cha Thang Nhược-vọng (38), thừa sai người Đức, mở rộng quy mô, xây mới một nhà thờ lớn hơn trên nền nhà thờ cũ trong hai năm rưỡi. Vua Thuận Trị rất quan tâm đến việc xây dựng nhà thờ, thân hành đến xem xét công việc tất cả 24 lần. Vua tặng 4 chữ Khâm sùng Thiên đạo (39) [= sùng kính đạo Chúa Trời] bằng vàng, khảm ở mặt tiền tòa lầu dựng phía trước nhà thờ. Nhà thờ được trùng tu năm Khang Hi 42 (1703). Đồng thời với việc tặng đôi câu đối, vua còn ban biển ngạch (= tấm biển treo trên rường nhà hoặc trên mi cửa) cho nhà thờ với bốn chữ Vạn hữu chân nguyên (40) [= muôn (loài, sự, vật) đều có đầu gốc thật ; cũng dịch được là : nguồn gốc thật của muôn sự có ; xem Vạn Hữu tại nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su Nam Cảng dưới đây]. Năm Càn Long 40 (1775), nhà thờ bị cháy, chính vua Càn Long xuất một vạn lượng bạc để sửa chữa phục hồi mặt tiền nhà thờ như cũ. Dịp này, vua tự đề lại biển ngạch mà vua Khang Hi viết trước kia, nhưng chữ nguyên được đổi ra là thành .


   Vì là chữ vua cho, nên nhiều nhà thờ Công giáo tại Trung Hoa cũng dùng lại bốn chữ biển ngạch và đôi câu đối trên, như :
   - nhà thờ Đổng Gia Độ ở Thượng Hải ;
   - nhà thờ trên núi Thái Hàng ;
   - nhà thờ thánh nữ Têrêsa thành Avila (tiếng Hoa phiên âm là thánh nữ Đức-lặc-tán) tại Trùng Khánh ;
   - nhà thờ Đức Mẹ Bảy sự thương khó (Thất khổ Thánh Mẫu đường) tại Tô Châu ;
   - nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm thai Thanh Bồ (Vô nguyên tội thủy thai Thánh Mẫu đường, thôn Chung Liên, trấn Luyện Đường) ;
   - nhà thờ Chúa Giêsu lên trời Thanh Bồ (Da-tô thăng thiên đường) tại trấn Chu Gia Giác, Thanh Bồ (có cả biển ngạch Vạn hữu chân nguyên) ;
   - nhà thờ thánh Phêrô tại Lũ Đường, Gia Định, Thượng Hải ;
   - nhà thờ thánh Phêrô Đông Thanh (Đông Thanh thánh Bá-đa-lộc đường) tại trấn Trịnh Lục, Vũ Tiến, Thường Châu ;
   - nhà thờ Tô Úc (Tô Úc Thánh Tam Đường), trấn Tô Úc, huyện Nghi Lan, Giáo phận Đài Bắc ;
   - nhà thờ Đức Mẹ chữa kẻ liệt Mã Công (Mã Công Thánh Mẫu bệnh nhân chi thuyên đường), huyện Bành Hồ, Đài Nam ;
   - nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội Nam Thiên (Nam Thiên Cống Thánh Mẫu vô nhiễm nguyên tội đường) ;
   - nhà thờ Vạn Đại, Vụ Xã, Mi Khê (Mi Khê Vụ Xã Vạn Đại Thiên Chúa đường) ;
   - nhà thờ Tì Trung tại Vân Nam, v.v...

   Tại nhà thờ Tì Trung, đôi câu đối Vô thuỷ vô chung ... / Tuyên nhân tuyên nghĩa... vua Khang Hi làm kể trên được bố trí hai bên tượng Chịu Nạn trên cung thánh ; còn bên ngoài nhà thờ, trên tháp chuông, có đôi câu sau :
14  Cực nhân cực ái ;
      Chí thiện chí khiêm (41).


   Tại nhà thờ thôn Trác Đầu (Trác Đầu thôn Thiên Chúa đường) cũng sử dụng đôi câu này, nhưng mỗi vế đều được rút gọn một ít thành :
15  Vô thuỷ vô chung chân Chúa tể ;
      Tuyên nhân tuyên nghĩa đại quyền hành (42).


   Vua Khang Hi có cảm tình đặc biệt đối với Công giáo (43), thường đàm đạo với các giáo sĩ Tây phương đến truyền giáo tại Trung Hoa. Ngoài đôi câu đối và biển ngạch (thủ bút của nhà vua) trên, Giáo hội Công giáo Trung Hoa còn lưu truyền cặp câu đối khác của nhà vua tán dương Thiên Chúa như sau :
16  Toàn năng toàn tri toàn mĩ thiện ;
      Chí công chí nghĩa chí nhân từ (44).
   Đôi câu này kể là khá rõ nghĩa ngay cả đối với người Công giáo Việt Nam :
      Trọn khả năng, trọn hiểu biết, trọn đẹp đẽ tốt lành ;
      Rất công, rất nghĩa, rất nhân từ.


   Nhiều nhà thờ Trung Hoa sử dụng đôi câu này, như :
   - nhà thờ thánh Têrêsa Noãn Noãn (Noãn Noãn thánh nữ Tiểu Đức-lan đường ; lưu ý cách phiên âm chữ Têrêsa ở đây : thánh Têrêsa Hài đồng Giê-su, khác với thánh Têrêsa Avila được phiên là Đức-lặc-tán), Cơ Long, Đài Bắc ;
   - nhà thờ Thượng Đoạn (Bá Châu Thượng Đoạn Thiên Chúa đường), Giáo phận Kinh Bắc, v.v...


   Nhưng tại nhà thờ Thánh Giu-se Nhiêu Bình, Thích Đồng, Vân Lâm (Vân Lâm, Thích Đồng, Nhiêu Bình [Thụ Tử Cước], thánh Nhược-sắt Thiên Chúa đường), đôi câu đối trên hai cột cổng dẫn vào khuôn viên nhà thờ thêm vào mỗi vế hai chữ thành :

17  Thiên Chúa toàn năng, toàn tri, toàn mĩ thiện ;
      Da-tô chí công, chí nghĩa, chí nhân từ (45).
      Thiên Chúa đầy quyền năng, hiểu biết, đẹp đẽ tốt lành ;
      Đức Giê-su rất công, rất nghĩa, rất nhân từ.


   Còn nhà thờ Đức Mẹ Lộ-đức (Hán Khẩu Lộ-đức Thánh Mẫu đường), huyện Gia Nghĩa, đôi câu đối trên gian cung thánh như sau :
18  Thánh Phụ, Thánh Tử, Thánh Thần /
         vô thuỷ vô chung duy nhất Chúa ;
      Toàn năng toàn tri toàn thiện /
         chí trung chí chính độc thương thiên (46).
      Cha, Con, Thánh Thần
         là Chúa duy nhất vô thuỷ vô chung ;
      Đầy khả năng, đầy hiểu biết, đầy tốt lành,
         một Đấng (trên) cõi cao xanh rất ngay rất thẳng.

   Đôi câu này trình bày các phẩm tính của Chúa Ba Ngôi, dùng lối điệp từ, rất khó dịch cho hết ý nghĩa, vì câu chữ trong nguyên văn súc tích, gọn, nếu không muốn dùng lại chữ của nguyên văn thì không thể tìm chữ khác tương ứng để dịch cô đọng như nguyên văn được.

   Cũng tại nhà thờ này, mặt trước giảng đài có chạm câu Lời Chúa : Da-tô thuyết : Ngã thị đạo lộ, chân lí, sinh mệnh (47) = Chúa Giê-su nói : Tôi là đường, sự thật, sự sống (Jn xiv, 6).

   Tại nhà thờ Bình Tĩnh, thôn Tinh Anh, làng Nhân Ái, huyện Nam Đầu, Giáo phận Đài Trung, lại liên kết ý tưởng của cả hai đôi câu trên thành đôi câu hơi khác :
19  Toàn năng toàn trí chân Chúa tể ;
      Vô thuỷ vô chung đại Thiên tôn (48).

   Về bốn chữ Vạn hữu chân nguyên, tại Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su Nam Cảng (Nam Cảng Da-Tô Thánh Tâm Thiên Chúa đường), Đài Bắc, hai bên ảnh Thánh Tâm Chúa Giê-su là hai câu :
      Ngã đích Thiên Chúa ;
      Ngã đích Vạn Hữu (49).
      Ta đúng là Thiên Chúa ;
      Ta đúng là Đấng Vạn Hữu.

   Như vậy, theo cách dùng của người Trung Hoa, "Đấng vạn hữu" có nghĩa là "Đấng tạo nên muôn sự cho có", hoặc cũng có thể hiểu là "Đấng có muôn sự", "Đấng hằng có".

   Vua Khang Hi còn sáng tác nhiều bài thơ đề tặng các nhà thờ Thiên Chúa giáo lúc bấy giờ, một trong các bài thơ ấy có tựa là Sinh mệnh chi bảo, nguyên văn :

      Thiên thượng bảo : nhật, nguyệt, tinh, thần ;
      Địa thượng bảo : ngũ cốc, kim, ngân.
      Quốc nhu bảo : chính trực trung thần ;
      Gia nhu bảo : hiếu tử, hiền tôn.
      Hoàng kim, bạch ngọc phi vi bảo ;
      Chỉ hữu sinh mệnh nhất thế can.
      Bách tuế tam vạn lục thiên nhật ;
      Nhược vô sinh mệnh tối khả lân.
      Lai thì hồ đồ, khứ thì vong ;
      Không độ nhân gian mộng nhất trường.
      Khẩu trung ngật tận bách mĩ vị ;
      Thân thượng xuyên thành triều phục y.
      Ngũ hồ, tứ hải vi thượng khách ;
      Như hà lạc tại đế vương gia ?
      Thế gian tối đại vi sinh tử ;
      Bạch ngọc hoàng kim dã uổng nhiên.
      Đạm phạn thanh chúc sung nhất cơ ;
      Cẩm y na trứ kỉ thiên niên ?
      Thiên môn cửu vị sơ nhân bế ;
      Phúc lộ toàn thị Thần Tử thông.
      Ngã nguyện tiếp thụ Thần Thánh Tử ;
      Nhi tử danh phận đắc vĩnh sinh !

               Thanh Khang Hi thư (50)

   Nghĩa là :

      Của báu trên trời là mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao ;
      Của báu dưới đất là ngũ cốc, vàng, bạc.
      Của báu cần cho nước là bầy tôi trung, ngay thẳng ;
      Của báu cần cho nhà là con hiếu cháu hiền.
      Vàng đỏ, ngọc trắng không phải là của báu ;
      Chỉ có mạng sống là điều can hệ nhất trên đời.
      Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày ;
      Nếu không có mạng sống thì thật rất đáng thương.
      Thời chưa đến thì không rõ ràng, mà thời đã qua thì mất rồi ;
      Đời người cũng như khoảng không, chỉ là một giấc mộng dài.
      Miệng ăn hết trăm mùi ngon ngọt ;
      Trên mình xỏ ngàn áo mũ chầu.
      Làm thượng khách năm hồ bốn biển ;
      Vì sao mà rơi vào nhà vua chúa ?
      Điều lớn nhất của cõi đời là sống chết ;
      Ngọc trắng vàng đỏ cũng uổng thay.
      Cơm nhạt cháo trắng làm no một lúc đói ;
      Áo gấm mặc được mấy ngàn năm ?
      Cửa trời xưa vì người xưa mà đóng lại ;
      Con đường phúc do Người Con Thần mà suốt thông cả.
      Ta xin chịu lấy Đấng Con Thần Thánh ;
      (Để cho) danh phận con cái được hằng sống !

               Khang Hi nhà Thanh viết

   Sở dĩ dẫn lại bài thơ Sinh mệnh chi bảo này, vì ở nhà thờ Thánh Mai Khôi tại Đẩu Lục (Đẩu Lục Thánh Mai Khôi Thiên Chúa đường) có đôi câu đối ở mặt tiền như sau :
20  Địa đường cửu vị sơ nhân bế ;
      Thiên lộ tân bằng Thánh Tử thông (51).

   Lấy ra từ hai câu áp chót của bài thơ : Thiên môn cửu vị sơ nhân bế ; Phúc lộc toàn thị Thần Tử thông (52), chỉ thay đổi “thiên môn” bằng “địa đường” ở vế thứ nhất, và vế thứ hai thay đổi hơi nhiều mà vẫn giữ lấy ý.

   Địa là đất để đối với thiên là trời, chứ “khu vườn trong Ê-đen” mà dịch là địa đường là không ổn (53). Trong đôi câu trên, đường đối với lộ là con đường đi, lối, ngõ. Cửu là xưa, cũ, đối với tân là mới. là ban đầu, đối với tái là lại, lần nữa ; nguyên là (người) đầu hết đối với tổ cũng là người đầu hết (của một dòng tộc...).

   Đôi câu “Địa đường cửu vị ...” cũng được các nhà thờ khác tại Trung Hoa sử dụng như nhà thờ Thánh Gia Lộc Liêu (Lộc Liêu Thánh Gia đường), huyện Vân Lâm, Giáo phận Gia Nghĩa ; lại cũng được đắp trên mặt tiền nhà thờ An Vân tại Việt Nam đã nói đến ở đầu bài (hơi khác đôi chút).


   Tại nhà thờ thánh Giuse Tam Lí Kiều (Tam Lí Kiều thánh Nhược-sắt đường), Vô Tích, Nam Kinh, dưới cây Thánh Giá trên nóc nhà thờ có ba chữ Thiên Chúa đường ; ở hai bên, thấp hơn một chút, có đôi câu đối cũng do vua Khang Hi soạn :
21  Vạn hữu tư sinh / uyên vi mạc trắc ;
      Nhất nguyên mặc hóa / hạo đãng nan danh (54).

   Theo mặt chữ thì có thể dịch là :
      Mọi vật đều được phú bẩm cho sự sống,
         sâu nhiệm khôn lường ;
      Một đầu mối làm việc hóa cách kín ẩn,
         to lớn rộng rãi khó gọi được tên.

   Tuy nhiên, nếu hiểu Vạn Hữu theo ý tứ của Ngã đích Vạn Hữu như ở Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su Nam Cảng, thì khi đó Nhất nguyên cũng cần hiểu là nguồn gốc duy nhất. Như vậy, đôi câu đối trên đây có nghĩa là :
      Đấng Vạn Hữu ban sự sống cách mầu nhiệm khôn lường ;
      Đấng Nhất Nguyên kín ẩn hoá sinh mênh mông khó gọi tên.

   Hoá : một chữ rất khó dịch cho gọn. Nói chung, hoá là biến đổi, như từ không làm thành có : sự tạo thành ; từ xấu sửa đổi nên tốt : sự dạy dỗ. Đấng Nhất Nguyên làm sự hoá tức là làm việc tạo dựng, lại còn làm việc dạy dỗ. Chữ hoá này sẽ còn gặp trong nhiều câu đối dưới đây.

   Nan danh : gợi lại ý của danh khả danh phi thường danh (55) (cái tên có thể gọi ra tên là cái tên không thường hằng) trong Đạo Đức Kinh của Trang Tử. Danh của Đức Chúa chỉ được mặc khải cho Mô-sê : Ta là Đấng Có, Hằng Hữu (Exod iii, 14 ; Lat. : Ego sum qui sum).

   Còn ở cổng vào có đôi câu đối :
22  Vũ trụ vạn tượng Thiên Chúa tự tạo ;
      Tông giáo nhất chân Da-tô thân truyền (56).
      Muôn hình tượng trong vũ trụ Thiên Chúa tự dựng nên ;
      Một tông giáo chân thật chính Đức Giêsu truyền lại.

   Đôi câu này cũng là đôi câu ở ngoài cổng vào nhà thờ Mai Khôi, Đẩu Lục (Đẩu Lục Mai Khôi Thiên Chúa đường) kể trên.


   Người ta cho rằng các câu đối của vua Khang Hi làm cho nhà thờ Nam Đường mở đầu cho việc sáng tác những câu đối Công giáo khác ở Trung Hoa. Tuy nhiên, theo Trung quốc Cơ-đốc giáo sử cương (57) của tác giả Vương Trị Tâm (58), do Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã xuất bản, thì người ta đã phát hiện được tại Giang Tây một cây Thập tự giá bằng sắt có ghi niên hiệu của Đông Ngô thời Tam Quốc là Xích Ô (niên hiệu tồn tại từ năm 238 đến 250) cùng với đôi câu :
23  Tứ hải khánh an lan /
         thiết trụ bảo quang lưu thập tự ;
      Vạn dân hoài đại trạch /
         kim lô hương triện ái thiên thu. (59)
   Nghĩa là :
      Bốn biển mừng lặng sóng,
         ánh sáng báu của trụ sắt lưu lại thập tự ;
      Muôn dân nhớ ân huệ to lớn,
         trầm thơm lò vàng quấn quýt ngàn năm.

Triện hương hình chữ Thọ
đã cháy hết 3/4

Triện hương hình chữ Thọ
đã cháy hết 3/4
   Hương triện : một kiểu hương trầm tạo hình các loại chữ triện (nhưng cũng còn tạo các kiểu hình khác ; hoàn toàn khác với thứ nhang gọi là nhang vòng). Hương liệu được pha chế với nhiều loại dược liệu để khi đốt lên sẽ cháy ngún mãi cho đến hết. Hỗn hợp được nghiền thành bột, khi sử dụng, người ta xúc bột hương cho vào lò vàng (kim lô, là cách nói cho đẹp lời, chứ mấy ai dám dùng, thực ra thì chỉ là lò đồng thôi !) nông lòng, sau đó dàn đều bột hương, dùng khuôn nén xuống, bột hương sẽ theo các chỗ rỗng của khuôn mà định hình ; tiếp theo bột hương sẽ được gạt cho bằng mặt khuôn, chỗ dư được lấy ra. Khi nhấc khuôn lên, bột hương có các hình như các chữ phúc, lộc, thọ... theo lối triện tự, nhưng cũng có khi là những hình khác nhau như hoa mai, hoa sen, tường vân (= mây lành), bát quái (= tám quẻ Dịch)... Chất liệu làm hỗn hợp bột hương tốt, thì sau khi đốt, hương sẽ tiếp tục cháy, để lại tàn trong lò vẫn còn giữ nguyên hình ban đầu. Vì thế triện hương dịch đầy đủ thì phải là nhang hình chữ triện. Triện hương có lẽ xuất hiện từ đời Đường – Tống, còn sớm hơn nữa (như tận đời Đông Ngô, Tam Quốc) thì không rõ đã có chưa.



   Tiếp theo có lẽ nên nói đến các câu đối tại nhà thờ Diêm Thủy, Đài Nam. Nhà thờ này còn gọi là nhà thờ Chúa Thánh Thần (Thánh Thần đường), toạ lạc trên đường Tây Môn, trấn Diêm Thủy, Đài Nam. Đây là một kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Trung Hoa truyền thống. Ở cổng nhà thờ (trông ra đường Cửa Tây, Tây Môn lộ) có đôi sư tử đá, trên hai trụ cổng hai bên có đôi câu đối :
24  Thiên sinh bách cốc dưỡng sinh dân /
         sinh sinh bất tức thường sinh Chúa ;
      Chúa hoá vạn vật hiển hoá công /
         hoá hoá vô cùng tạo hoá thiên (60).

   Đôi câu này dùng lối chơi chữ “điệp tự”. Có bốn chữ được điệp :
   - chữ “thiên” ở đầu vế trên được điệp ở cuối vế dưới ;
   - ngược lại, chữ “chúa” ở đầu vế dưới chính là chữ điệp của chữ cuối vế trên ;
   - chữ “sinh” và chữ “hoá” được điệp riêng trong từng vế, mỗi chữ xuất hiện năm lần ở các vị trí ứng nhau trong cả hai vế.

   Vì thế, chỉ có thể hiểu lấy ý mà không thể dịch trọn vẹn vừa ý vừa chữ :

      Trời (cũng tức là Chúa Trời) sinh trăm thứ thóc lúa (= lương thực) để nuôi dân cho sống, Chúa (Trời) hằng sống cứ (làm việc cho các loài) sinh sản ra mãi không nghỉ ;
      Chúa (Trời) hoá vạn vật (dựng nên muôn loài từ không) rạng rỡ công tạo hoá của Người, Đấng (Chúa) Trời tạo hoá mãi dùng quyền năng mà hoá mãi không cùng.

   Từ cổng nhìn vào trong, có thể thấy ngay đài Đức Mẹ (Thánh Mẫu đình), hình lục giác đều, xây dựng theo lối cổ điển. Chính giữa điện là tượng Đức Mẹ ẵm Chúa Giê-su, đúc theo phong thái Trung Hoa, từ diện mạo đến y phục. Trên hai trụ cửa vào điện có đôi câu đối :
25  Thánh đức dực hoàng minh du nhật ;
      Mẫu nghi ôn hậu ái như xuân (61).
      Vẻ rực rỡ chói lọi của nhân đức thánh sáng quá mặt trời ;
      Vẻ êm ái thắm thiết của đấng Mẫu nghi ngời ngời như mùa xuân.

   Một trong các cửa sổ của nhà thờ có bức họa cảnh Đức Mẹ từ trần, hai bên có đôi câu :
26  Ư kim thân tiến trường sinh địa ;
      Tùng thử hồn quy bất dạ thiên (62).
      Đến nay thân tiến vào cõi sống lâu dài ;
      Theo đó hồn về cõi trời không có ban đêm.

   Bên trái lối đi từ cổng vào là cửa vào nhà thờ (Tế Thiên điện = đền tế lễ Chúa Trời) với đôi câu đối hai bên cửa :
27  Thiên lộ thị chân lộ / mạc tẩu thố lộ ;
      Chúa môn phi tà môn / ưng tiến chính môn (63).
      Đường lên trời là đường thật,
         chớ đi đường lầm lạc ;
      Cửa nhà Chúa không phải cửa tà vạy,
         nên đi vào cửa ngay chính.

   Đây lại là một đôi câu vừa điệp tự, vừa khoán thủ khác : hai chữ đầu hai vế ghép thành Thiên Chúa. Mỗi chữ lộmôn đều điệp tới ba lần trong các vị trí tương ứng ở hai vế.

   Bên trong nhà thờ, trên gian cung thánh có đôi câu vừa viết lối triện, vừa lối chân :
28  Nhãn tiền thoại biệt bính /
         vi Hoàng Thiên thương ngân mệnh ;
      Thân hậu lưu niệm tửu /
         thị Cứu Chúa tiên huyết triều (64).
      Bánh li biệt nói trước mắt
         là mình mang thương tích của Chúa Trời ;
      Tự để lại rượu nhắc nhớ về sau
         là dòng máu tươi của Chúa cứu chuộc.

   Đôi câu này thuật lại cách ngắn gọn các biến cố xảy ra vào đêm trước chịu nạn của Chúa Giê-su. Biệt bính (bánh li biệt) và Niệm tửu (rượu ghi nhớ) : Chúa Da-tô tại Tha bị giao phó đích na nhất dạ, nã khỉ bính lai, chúc tạ liễu, phách khai, thuyết : Giá thị Ngã đích Thân Thể, vị nễ môn nhi xả đích, nễ môn ưng giá dạng hành, vị kí niệm Ngã. Vãn xan hậu, hựu đồng dạng nã khỉ Bôi lai thuyết : Giá Bôi thị dụng Ngã đích Huyết sở lập đích Tân ước, nễ môn mỗi thứ hát, ưng giá dạng hành, vị kí niệm Ngã (65) = Chúa Giê-su trong đêm bị nộp, Người đã cầm lấy Bánh, tạ ơn đoạn, bẻ ra và bảo : Này là Mình Thầy, vì anh em mà bị nộp, anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy." Sau bữa ăn tối, Người cũng nói thế về Chén : "Này là Giao ước mới trong Máu Thầy, anh em hãy nhớ đến Thầy mỗi khi làm việc này." (1 Cor xi, 23-26).

   Chung quanh nhà thờ có các tranh vẽ Mười bốn chặng đàng Thương khó, hai bên mỗi bức tranh là một đôi câu đối nói đến nội dung của chặng. Thí dụ Chặng thứ nhất :
29  Tạm tá quan nha toàn Phụ mệnh ;
      Liêu kí trần thế cực nhân linh (66).
      Tạm mượn chỗ quan nha để làm mệnh Cha nên trọn ;
      Tạm gửi cõi trần thế để đưa hồn người lên cao.

   Toàn Phụ mệnh : nhắc lại lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trong vườn Getsemani : Xin đừng theo ý con, nhưng là theo ý Cha, Mt xxvi, 39.


   Ở đây xin được mở ngoặc để nói thêm đôi chút về cách trang hoàng nhà thờ Diêm Thuỷ.

   Toàn bộ cách bài trí của nhà thờ đều mang đậm nét Trung Hoa. Không những thế, tất cả các hình vẽ các nhân vật, từ Chúa Giê-su, Đức Mẹ, các thánh Tông đồ, quan Phi-la-tô, quân lính… đều mang dung mạo, phục sức của người Trung Hoa. Đặc biệt bối cảnh gian cung thánh : bên trên Nhà Tạm là bức họa hình Chúa và các Tông đồ ăn bữa Tiệc li, trên nữa là bức họa Ba Ngôi.

   Khác với cách thể hiện thông thường của phương Tây, trong bức vẽ này, Ba Ngôi được hình dung không chỉ có mạo trạng Trung Hoa, mà còn được vẽ giống nhau cả về hình dung, tuổi tác..., ngồi ngang hàng nhau : Ngôi Cha ngồi chính giữa, tay hữu cầm quyền trượng, đầu quyền trượng có hình bàn tay, tay tả mang địa cầu, ngụ ý Cha tạo dựng ; Ngôi Con ngồi bên hữu Cha, tay hữu cầm quyền trượng đầu có hình thập tự giá, tay tả mang con chiên con, đều ngụ ý Con cứu chuộc ; Ngôi Thánh Thần ngồi bên tả Cha, tay hữu cầm quyền trượng đầu có hình ngọn lửa, tay tả mang một chim bồ câu, đều nhắc lại các thể hiện của Thánh Thần trong Kinh Thánh. Điều này muốn diễn tả ý : tuy là Ba Ngôi nhưng chỉ là Một Chúa, không Ngôi nào trước, không Ngôi nào sau, không Ngôi nào hơn, không Ngôi nào kém (67). Trên đầu Ngôi Cha có hình quyển thư với bốn chữ Vạn hữu chân nguyên.

   Trong nhà thờ còn các bức vẽ khác miêu tả các bậc thánh hiền Trung Hoa như Khổng Tử, Lão Tử..., hoặc trình bày lịch sử đạo Công giáo trên đất Trung Hoa, như bức vẽ Lị Mã-đậu dữ Từ Quang Khải (68), hai bên có đôi câu đối :
30  Đông tây lưỡng triết thám Thiên đạo ;
      Trung ngoại song hiền tuân Chúa kinh (68).
      Hai nhà triết học đông – tây tìm kiếm đường (lên) trời ;
      Cặp người hiền Trung Hoa – ngoại quốc noi giữ kinh của Chúa.

   Đôi câu này dùng cặp “trungngoại” không chỉ là những tiếng chỉ nơi chốn với nghĩa đen là “trong – ngoài” để đối với cặp “đôngtây”, mà còn theo cách nói của người Trung Hoa, thì “trung” là nói tắt của “Trung Hoa” (bậc hiền triết Trung Hoa bên đôngTừ Quang Khải), mà “ngoại” tức là “ngoại quốc [nhân] (bậc hiền triết ngoại quốc bên tâyLị Mã-đậu)". Hai chữ “lưỡngsong” (đôi – cặp) đều mang nghĩa là “hai”, nhưng một tiếng T (lưỡng) để đối với một tiếng B (song) ở cùng vị trí tương ứng. Hai chữ “hiềntriết” đối nhau cũng cả về BT, cả về nghĩa của từng chữ, mà khó có thể dịch cho hết ý. Hai chữ “đạokinh” càng khó dịch, không chỉ hiểu với nghĩa hẹp là “đường, lối” và “kinh sách”, mà còn hiểu theo nghĩa rộng : Thiên đạo = đạo Trời, đạo ban xuống từ Trời, đạo dẫn đưa về Trời, mà Trời (chữ “Thiên”) không thể hiểu với nghĩa nông cạn là khoảng không trên đầu, mà phải hiểu với nghĩa “Nước Trời”, nơi có Cha trên Trời thường tại. “Kinh” còn có nghĩa là “đường phải đi qua”, “Chúa kinh” nghĩa là “đường đi như Chúa đã đi”. 



Chú thích :

(1) Thí dụ nhà thờ Tân Châu, Vũng Tàu, nguyên cổng vào có đôi câu đối Chữ Nho nhưng nề bằng Chữ Quốc Ngữ như sau (nguyên văn) :
      Tân thuỷ hương nồng, giang sơn nhuận sắc ;
      Châu thành cẩm tú, nhật nguyệt tăng quang.
Mặt Chữ Nho là :
       ;
       .
   Nghĩa là :
      Dòng nước mới thơm tho nồng nàn, sông núi làm cho nhuần vẻ ;
      Thành bao quanh như gấm như thêu, mặt trời mặt trăng làm cho thêm sáng.

   Sau này nhà thờ được trùng tu, cổng và tường rào cũng được đập đi xây mới, đôi câu này cũng biến mất !

(1') k(i)-ri-x(i)-tô còn có cách đọc cũ hơn nữa là kh(i)-ri-x(i)-tô, sát với âm của chữ Hi-lạp χριστος [khristos], viết hoa là ΧΡΙΣΤΟΣ, hai chữ đầu thường viết lồng với nhau (monogram) thành , mà nhiều lúc bị giảng sai là hai chữ px của mẫu tự Latin, có khi còn bị “giảng rộng” là viết tắt của chữ pax nghĩa là hòa bình !

(2) Có nhiều ý kiến cho rằng chữ có âm “Hán – Việt” là “chủ”, âm Nôm mới là “chúa”. Thực ra, không có căn cứ nào để khẳng định như vậy. Có lẽ chỉ nên kết luận rằng “chủ” hoặc “chúa” chẳng qua là hai cách đọc khác nhau của cùng một Chữ Nho mà thôi, và chọn cách đọc nào là do thói quen. Như chữ có thể đọc là “chúa tể” hay “chủ tể” đều được ; nhưng hầu hết đều thấy trong các sách vở Việt ngữ đọc thành “công chúa” mà không đọc (hay rất hiếm khi đọc) “công chủ”, hay đọc là “quận chúa” mà không đọc “quận chủ”, đọc là “lãnh chúa” mà không đọc “lĩnh chủ” hay “lãnh chủ”... Thậm chí đôi câu đối giữa Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng là hai câu toàn Chữ Nho, mặt chữ là :

      , ;
      , .

   Câu này dẫn theo Giai-Thoại Làng Nho của Lãng Nhân (Nam Chi tùng thư, 1966, trang 106 ; trong Văn Đàn Bảo Giám của Trần Trung Viên, Mặc Lâm tái bản năm 1968 theo bản in năm 1932 của nhà xuất bản Nam Ký cũng viết như thế nhưng không có mặt Chữ Nho). Dưới câu “Ngọc tàng ...” có viết tiếp :

   Chữ ngọc có một nét chấm, đem lên thì thành chữ chúa, mà giấu đi thì thành chữ vương. (sic)

   Theo Việt-Hán Văn-Khảo của Phan Kế Bính (bản in lần thứ hai : năm 1938, Editions Nam-Ky [= Nam Ký]), trang 52, không có Chữ Nho, thì câu thứ hai là “Thổ tiệt...”, nhưng nội dung đoạn văn cũng tương tự :

 

   Vì là “giai thoại” (những câu chuyện hay được kể lại) nên chẳng biết gốc gác thực sự là làm sao. Tuy nhiên, chữ tiệt có nghĩa là cắt đi, còn triệt có nghĩa là giảm bớt. Về ý nghĩa thì dùng chữ nào cũng được. Nhưng tiệt hay triệt không phải đối tượng được bàn đến ở đây. Trong cả ba tác phẩm, người đọc hẳn thấy ngay ở đoạn giảng nghĩa, với ba chữ “chữ”, thì rõ ràng “ngọc”, “chúa”, “vương” được kể ngang hàng nhau là những “Chữ Nho” ; nếu không thế thì “chúa” đã phải viết là “chủ” mất rồi.

   Xem lại các sách vở cũ hơn, như Tự Điển Việt – Bồ – La của cha Alexandre de Rhodes (Roma, 1651), thì thấy có cả chúa lẫn chủ với nghĩa tương đương. Nhưng trong quyển “Phép Giảng Tám Ngày...” in cùng năm, không chỗ nào thấy chữ “chủ” xuất hiện mà chỉ toàn gặp “chúa”, như “chúa í” (xuất hiện ít nhất 10 lần, ở các trang 36, 58, 59, 92, 93..., nay thường dùng “chủ ý” = ý chủ quan của riêng cá nhân ; trang 61 còn có “í đức Chúa cả”) bên cạnh “đức Chúa blời”, “chúa nhà”... Các danh từ “Đức Chúa Trời” hay “Thiên Chúa” không phải là những chữ có sẵn trong tiếng Việt (cả trong tiếng Tàu – đối với chữ Thiên Chúa”) khi cha de Rhodes và các vị giáo sĩ đến nước Việt trước cha. Vì thế, các ngài phải căn cứ vào những khái niệm sẵn có, cách phát âm sẵn có, để đặt ra những chữ mới để chỉ những khái niệm mới sao cho người bản xứ có thể hiểu được. Vậy nếu khi các ngài đến nước Việt, mà chữ được đọc là “chủ” thường hơn so với cách đọc “chúa”, ắt các ngài sẽ dùng tiếng đó mà đặt ra tiếng mới là “Thiên Chủ”, “Đức Chủ Trời”, như chính cha de Rhodes đã xác nhận trong Phép Giảng Tám Ngày... : (t. 15) ... Vì vậy chẳng nên thờ trời, chẳng khá lạy trời, (t. 16) lạy đức Chúa trời, thờ đức Chúa trời thì mới phải. Nhân vì sự ấy khi thế gian nói rằng, lạy trời, thì thiếu một chữ Chúa, thì phải thêm đơm chữ ấy: mà từ này về sau nói làm vầy, tôi lạy đức Chúa trời, là Chúa cả trên hết mọi sự.
Hình chụp nguyên bản như sau đây :

 

   Trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình-Tịnh Paulus Của, 1895 có quy ước : các Chữ Nôm có kí hiệu tắt là n., Chữ Nhoc. (viết tắt của "chữ", tức là "Chữ Nho" ; như trước kia hay nói "hay chữ" có nghĩa là "giỏi Chữ Nho", chẳng hạn trong bài thơ Hỏng Thi của Trần Tế Xương : "Rõ thật Nôm hay mà Chữ dốt" nghĩa là làm văn thơ Chữ Nôm thì hay, nhưng mà làm bằng Chữ Nho thì dốt). Nhưng xem cả “chủ” lẫn “chúa” đều thấy ghi c. cả (cùng trang 158, chủ ghi c., chú [= em của cha] ghi n. ; trang 160, chúa ghi c., còn chùachưa ghi n.) :

 

 

   Trong Dictionnaire Annamite-Français của Génibrel, J.F.M., 1898, chỉ quy ước Nôm thì thêm chữ "n" ngay sau mặt Chữ Nôm của mỗi mục từ, còn Chữ Nho thì không thêm gì cả, và nơi các chữ chủ, chúa trong từ điển này cũng giống tự vựng của họ Huình :

 

 

(3) 上 榮 於 天 主 ; 下 和 於 善 人 .

(4) 天 主 受 享 荣 福 于 天 ; 良 人 受 享 太 平 于 地 .

(5) " " : . " " : , . , . " , " : . " : .

(6) Thí dụ câu Lu-ca i, 37, bản dịch KT Công giáo tiếng Hoa (tại : http://www.vatican.va/chinese/bibbia/nuovo-testamento/Vangelo-Luca_zh-t.pdf) là : [nhân vị tại Thiên Chúa tiền một hữu bất năng đích sự = trước mặt Chúa Trời chẳng có việc gì là không thể],

   Nhưng người ta có thể viết (xem tại : http://www.legion-of-mary. org.hk/03_Reading/ Handbook/C39.html) : [tại Thiên Chúa đài tiền một hữu bất khả năng đích sự = trước toà / ngai Chúa Trời...].

   Cũng thế, các câu Khải huyền viii, 3 và ix, 13 theo bản dịch Công giáo tiếng Hoa (tại : http://www.vatican.va/chinese/bibbia/nuovo-testamento/Apocalisse_zh-t.pdf) lần lượt là :

使,持 爐,站 旁;給 香,為 禱,一 的 金 [hựu lai liễu lánh nhất vị thiên sứ, trì trứ kim hương lô, trạm tại tế đàn bàng ; cấp liễu tha hứa đa nhũ hương, vị đồng chúng thánh đồ đích kì đảo, nhất khởi hiến tại bảo toà tiền đích kim đàn thượng], và :

使 角,我 音,由 [đệ lục vị thiên sứ nhất xuy liễu hiệu giác, ngã thính kiến nhất chủng thanh âm, do Thiên Chúa tiền đích kim tế đàn tứ giác phát xuất].

   Nhưng bản dịch Chính Thống giáo tiếng Hoa (tại : http://jesus.tw/ Orthodox/Apocalypse) là :

神、執 鑪、立 前、有 者、為 禱、共   [hựu nhất thiên thần, chấp kim lô, lập tế đài tiền, hữu thụ dĩ đa hương giả, vị kì dĩ hương dữ thánh đồ kì đảo, cộng hiến ư bảo vị tiền chi kim đài], và :

角、卽   [kì lục thiên thần xuy giác, tức hữu thanh xuất tự Thiên Chúa tiền kim đài tứ cơ giác trung].

   Các chữ "kim đài" trong những câu trên đây chỉ mang nghĩa là "ngai / toà".

(7) ( ) .

(8) .

(9) Nguyên văn trong Thánh Giáo Nhật Khoá : . , , , , . , , . , , . , , . . [Chí năng chí nhân giả Thiên Chúa, duy Chúa dự giản nghĩa nhân Đạt-vị chi duệ thánh Nhược-sắt, vi đồng trinh Thánh Mẫu Mã-lị-á chi tịnh phối, phục tuyển Y vi cúc dưỡng Da-tô giả ; kì Chúa vị Bỉ huân lao, tỉ thánh nhi công hội, lạc hưởng thái bình, tính tứ ngã đẳng hàm thụ vĩnh chiếu chi an úy. Phục vọng ngô Chúa, hà mông chí Thánh Mẫu tịnh phối chi công tích, dực vệ ngã đẳng. Ngô lực sở bất năng, duy lại kì chuyển đạt, mạc bất doãn hộ. Nãi Nhĩ dữ Thiên Chúa Bãi-đức-lặc, cập Thiên Chúa Tư-bỉ-lị-đa Tam-đa, vi nhất Thiên Chúa, nãi sinh nãi vượng thế thế. Á-mạnh], dịch sát nghĩa : (Lạy) Thiên Chúa toàn năng chí nhân, Chúa đã chọn sẵn hậu duệ của người có nghĩa Đa-vit là thánh Giu-se làm bạn thanh sạch Thánh Mẫu Ma-ri-a, lại chọn Người làm Đấng nuôi dưỡng Chúa Giê-su ; (chúng con) cầu xin Chúa vì công lao Người mà làm cho Hội Thánh vui hưởng thái bình, cùng ban cho chúng con được chịu lấy sự coi sóc an ủi mãi mãi. Cúi trông Chúa (chúng) con, cậy vì ơn (Người) đã có công trạng làm bạn thanh sạch cùng Rất Thánh Đức Mẹ, xin che chở chúng con. Chúng con sức hèn mọn, chỉ cậy nhờ chuyển đạt (của Người), xin chớ không thuận hộ phù. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời. A-men. Âm Tàu của các từ ngữ phiên âm mà không dịch trong bản kinh : dáwèi = david ; mǎlìyà = maria ; bàdélè = pater ; sībǐlìduō sānduō = spirito sancto ; yàmèng = amen].

(10) .

(11) .

(12) .

(13) .

(14) Đối chữ : Ở cùng vị trí tương ứng trong hai vế đối nhau, nếu dùng hai chữ A và B nào đó, mà nghĩa của hai chữ A, B đó trong văn mạch không hề đối nhau, nhưng A đồng âm với A' và / hoặc B đồng âm với B', mà A' với B hoặc với B' (hay B với A hoặc với A') lại có nghĩa đối nhau, thì việc đem A đối với B được gọi là "đối chữ", tức là một kiểu đối "đồng âm liên tưởng". Thí dụ :

... con nào không nước mắt ; đối với
... cái ấy phải non tay,

thì con / cái, nào / ấy, mắt / tay là những cặp chữ đối nhau với nghĩa vốn có của chúng và những nghĩa này được dùng trong văn mạch, đó là bình thường. Nhưng non ở vế dưới được dùng với nghĩa đáng ra là để đối với già, nhưng vì đồng âm với non có nghĩa là núi (như hòn non bộ = giả sơn) để đối với nước ở vế trên, thì trường hợp này chính là "đối chữ", người viết đã "màu" non trong non – già với non trong núi non. Cũng thế là cặp không (Chữ Nho là phi) / phải (chỉ điều bắt buộc, Chữ Nho là tất, tu, ưng, đương, yêu..., đồng âm với phải [đúng] = thị).

(15) .

(16) ; .

(17) , .

(18) ; .

(19) ; .

(20) ; .

(21) , ; , .

(22) , .

(23) , .

(24) .

(25) 道 所 共 由 正 在 乾 坤 色 磅 礡 ; .

(26) ; 山 川 環 拱 舊 耧 臺 .

(27) , : , , , .

(28) 殿 .

(29) .

(30) , .

(31) , ; 殿 , .

(32) 殿 .

(33) 厚 吾 之 生 , 降 世 竟 成 吾 聖 侶 ; 飽 我 以 德 , 殉 身 還 作 我 神 糧 .

(34) .

(35) 幻 世 浮 榮 不 足 滿 人 願 , 天 鄉 永 福 方 能 充 善 心 .

   Có nơi đọc vế thứ hai của câu này ra là … phương năng khắc thiện tâm. Có lẽ vì mặt chữ của sung khắc khá giống nhau nên đọc sai, câu hóa ra vô nghĩa. Lại có chỗ đọc là : Thiên hương vĩnh phúc phương năng suy thiện tâm, và dịch là : Ơn đức lâu dài thơm thảo của Thiên Chúa giúp người suy gẫm về lòng thiện (!). Kì thực, hương trong câu đối trên được viết là , nghĩa là làng xóm, quê nhà…, 天 鄉 thiên hương nghĩa là quê trời, không phải chữ hương nghĩa là thơm tho, mùi thơm… như hay nghe nói quốc sắc thiên hương, nghĩa là sắc nước hương trời ; còn sung mà đọc ra suy rồi suy diễn lung tung ra là suy gẫm về lòng thiện ! Trong đôi câu này, mỗi chữ mỗi đối nhau : Ảo là điều không thực, danh từ, đối với thiên là trời ; cặp chữ này dùng tu sức cho cặp chữ đi liền sau là thế, nghĩa là cõi đời, đối với hương, quê nhà. Phù là nổi, nổi trôi, bấp bênh, đối với vĩnh là mãi mãi, cũng là cặp chữ tu sức cho vinh là điều vẻ vang rạng rỡ, đối với phúc. Bất túc là tiếng kép, nghĩa là chẳng đủ, đối với tiếng kép phương năng, nghĩa là cần có, cần phải, nên, có thể. Mãnsung là hai chữ gần nghĩa : trọn vẹn, đầy đủ (ngữ pháp bây giờ gọi là cặp từ cùng “trường nghĩa”), đối nhau hoàn chỉnh. Nhân là người, dùng tu sức cho nguyện là điều mong muốn, điều nguyện xin, đối với thiện là điều lành, tu sức cho tâm là trái tim, dùng rộng ra là cõi lòng ; nhân nguyện nghĩa là điều nguyện xin của con người, đối với thiện tâm là lòng lành. Đọc khác đi, hiểu khác đi là làm mất tính cân xứng của đôi câu đối.

(36) , ; , .

(37) Lị Mã-đậu là âm chữ Nho của , phiên âm trong tiếng Trung Hoa – Lì Mǎdòu – tên của giáo sĩ người Í là Matteo Ricci, SJ., trong đó là phiên âm tắt tên họ Ricci, Mǎdòu là phiên âm tên thánh Matteo – Mat-thêu. Ngài có các tên hiệu trong tiếng Hoa là  西泰 [Tây Thái], 清 泰 [Thanh Thái], 西 江 [Giang Tây] ; tên ngài phiên âm theo kiểu hiện nay trong tiếng Hoa là mǎtàiào lǐjī [Mã-thái-áo Lí-kì]. Ngài sinh ngày 6-10-1552 tại Macerata trong Lãnh thổ Giáo hoàng, qua đời ngày 11-5-1610 tại Bắc Kinh, Trung Hoa. Ngài là vị sáng khởi công cuộc truyền giáo tại Trung Hoa ; được vua nhà Minh phong làm Sĩ đại phu, và được tôn xưng là 西 儒 士 [Thái Tây nho sĩ]. Có thể xem thêm về ngài trong nhiều tài liệu, thí dụ trang của Catholic Encyclopedia : http://www.newadvent.org/cathen/13034a.htm

(38) Thang Nhược-vọng là âm Chữ Nho của , phiên âm tiếng Hoa – Tāng Ruòwàng – của Johann Adam Schall von Bell, SJ., trong đó Tāng phiên âm chữ Schall, Ruòwàng phiên âm chữ Johann (tên thánh Gio-an trong tiếng Đức) ; phiên âm theo kiểu hiện nay là yāohàn adāng shāěr féng bèiěr [Ước-hàn Á-đang Sa-nhĩ Bằng Bối-nhĩ]. Ngài sang truyền giáo tại Trung Hoa và từ trần tại đó. Ngài có tên tự trong tiếng Hoa là Đạo Vị. Ngài sinh ngày 1-5-1591 tại Cologne, Đức, qua đời ngày 15-8-1666 tại Bắc Kinh, Trung Hoa. Có thể xem thêm về ngài trong nhiều tài liệu, thí dụ trang http://www.newadvent.org/cathen/13520a.htm của Catholic Encyclopedia.

(39) .

(40) .

(41) ; .

(42) ; .

(43) Không chỉ có cảm tình, có lẽ vua Khang Hi đã từng nghiên cứu sách vở và giáo lí Công giáo cách nghiêm cẩn. Xin dẫn thêm bài thơ sau do nhà vua sáng tác, có tên là Thập Giá Tụng, với hình chụp thủ bút của chính nhà vua.
 
          十 架

         功 求 十 架 血 成 溪 , 百 丈 恩 流 分 自 西 .
         身 列 四 衙 半 夜 路 , 徒 方 三 背 兩 番 .
         五 千 鞭 寸 膚 裂 , 六 尺 垂 二 盗 .
         八 埃 驚 九 品 , 七 言 一 畢 萬 靈 .

                  清 皇 帝 康 熙

      Thập Giá Tụng

      Công cầu Thập Giá huyết thành khê ;     
      Bách trượng ân lưu phân tự tê.
      Thân liệt tứ nha bán dạ lộ ;              
      Đồ phương tam bội lưỡng phiên kê.
      Ngũ thiên tiên thát thốn phu liệt ;        
      Lục xích huyền thùy nhị thứ tề.
      Thảm đỗng bát ai kinh cửu phẩm ;        
      Thất ngôn nhất tất vạn linh đề.

         Thanh Hoàng đế Khang Hi

   Bài thơ này chọn bộ vần thứ tám của thượng bình thanh là vần tề, gọi là bát tề , làm theo lối hạn từ. Toàn bài dùng mười lăm chữ nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập, bán, lưỡng, bách, thiên, vạn, là những số từ, lại thêm bốn chữ phân, thốn, xích, trượng, là các từ đơn vị đo lường. Không những thế, trong bài nói đến những điều được thuật lại trong Kinh Thánh và truyện tích thánh, chứng tỏ tác giả từng đọc nhiều lần các đoạn đó, đến nỗi ghi khắc sâu trong lòng. Vì thế, lời thơ tự nhiên, chứa đựng cảm xúc chân thật. Sau đây là bản tạm dịch, sẽ có bài phân tích riêng.

      Ca tụng Thập giá

   Xin lập công chịu lấy thập giá mà máu chảy thành dòng ;
   Ơn của Người tuôn chảy trăm trượng chia từ phương tây.
   Nửa đêm thân mình bị xét xử ở bốn nơi ;
   Bị học trò phản bội ba lần khi gà gáy hai lần.
   Chịu đánh năm ngàn đòn tấc da tan nát ;
   Bị treo rũ xác trên cao sáu thước giữa hai kẻ trộm.
   Khiến tám phương bụi bặm thảm thiết, chín phẩm (thiên thần) kinh khủng ;
   Bảy lời (cuối cùng) là hoàn tất lần duy nhất cho muôn linh hồn không còn than khóc.

(44) ; .

(45) ; .

(46) , ; , .

(47) : , , .

(48) ; .

(49) ; .

(50)          

      , .
      , .
      , .
      , .
      , .
      , 穿 .
      , ?
      , .
      , ?
      , .
      , !

                 

(51) ; .

(52) 天 門 久 為 初 人 閉 , 福 路 全 是 神 子 通 .

(53) Đường là cái nhà, cho dù là nhà lớn cỡ nào đi nữa thì cũng chỉ là nhà, do đó địa đường (hay địa đàng) chẳng qua cũng chỉ có nghĩa là cái nhà (bự !) ở dưới đất, vậy thì làm sao diễn tả hết ý nghĩa của paradisus in Eden trong Gen ii, 8 được, có chăng là chỉ dùng để dịch Bet-Eden trong Amos i, 5 mà thôi. Có thể xem bản dịch Kinh Thánh Tư Cao : [Thượng Chúa Thiên Chúa tại I-điện đông bộ chủng thực liễu nhất cá lạc viên]. Lạc viênvườn vui vẻ, L. tương ứng là paradisus voluptatis, là vườn chứ không phải là nhà. Trong tiếng Hip-ri,  גן [gan] có tương đương trong tiếng Hi-lạp là παράδεισος [paradeisos] có nghĩa là "khu vườn đóng kín" (so sánh với câu Nhã ca : "[em là] vườn khoá chặt", bản Kinh Thánh Tư Cao dịch là [bế viên] hoặc [quan toả viên], Cant iv, 12) ; còn  עדן [‛ēden ; Hi-lạp : Ἐδέμ] có nghĩa là sung sướng, vui vẻ, hạnh phúc.

Còn thiên đường ? Chữ dùng này cũng sai nốt theo cách nhìn Ki-tô giáo. Trong các sách kinh điển của Nho giáo gọi là [Thập tam kinh], gồm có : [Thi kinh], [Thượng Thư], [Chu Lễ], [Nghi Lễ], [Lễ kí], [Chu Dịch], [Tả truyện], [Công Dương truyện], [Cốc Lương truyện], [Luận Ngữ], [Nhĩ Nhã], [Hiếu kinh], [Mạnh tử], đều không hề xuất hiện chữ thiên đường này. Về sau, người ta tưởng tượng "trời" là một "nơi chốn" trong đó các thần thánh đều có phẩm trật như một "triều đình" ở trần gian, mà vị cai quản gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế (xem câu 33, Chí thành tự thần minh...). Vì triều đình ở trần gian thì có triều đường, hoàng cung, là các chỗ hội họp quần thần, chỗ ở của vua, nên "trời" cũng phải có "thiên đình", "thiên đường", "thiên cung", tóm lại là cũng phải có cái nhà hay cái chỗ nào đấy. Với cách hiểu như vậy, rõ ràng những chữ này đều không hề diễn tả được "vương quốc – trời" của Ki-tô giáo. Do đó, nếu cứ bám víu mãi với những từ ngữ đã quen (nhưng không đúng), e rằng không thể diễn tả chính xác những điều cần diễn tả. Kinh Thánh của anh em Công giáo (và cả Tin Lành) Trung Hoa hiện nay không dùng các danh từ trên, mà dùng thiên quốc. Tương tự thế, Kinh Thánh tiếng Việt hiện cũng dùng danh từ nước trời ; vì nước trời không diễn tả một "nơi chốn" mà là một "tình trạng" : được "thấy mặt Đức Chúa Trời".

(54) ; .

(55) .

(56) ; .

(57) .

(58) .

(59) , ; , .

Có thể xem : ? , 使 , , . , 西 , : [ , ; , ]. , 耀 , ! , ( 赤 烏 乃 三 國 孫 吳 年 號 , 238 - 251 ) .

Tạm dịch : Rốt lại đạo Thiên Chúa đã vào Trung Hoa từ khi nào ? Xem trong sách vở, thời gian sớm nhất có thể là khi tông đồ Tô-ma đến truyền giáo tại Ấn-độ vào thế kỉ I Công nguyên, đã cho giáo sĩ vào đến Trung Hoa, song cứ theo các ghi chép xưa là vào thế kỉ III. Khoảng các năm Hồng Vũ đời Minh, tại Lư Lăng, tỉnh Giang Tây, đã đào lên được một thập tự giá lớn đúc bằng sắt có đôi câu đối (đã dẫn trên trong bài) :

      Tứ hải khánh an lan / thiết trụ bảo quang lưu thập giá ;
      Vạn dân hoài đại trạch / kim lô hương triện ái thiên thu.

   Trên thập tự giá còn đúc “Xích Ô niên, nguyệt” (= tháng, năm Xích Ô  – Xích Ô là niên hiệu của Tôn Ngô đời Tam quốc, khoảng từ năm 238 - 251).

(60) , ; , .

(61) ; .

(62) ; .

(63) 天 路 是 真 路 莫 走 錯 路 ; 主 門 非 邪 門 應 進 正 門 .

(64) 眼 前 話 別 餅 為 皇 天 傷 痕 命 ; 身 後 留 念 酒 是 救 主 鮮 血 潮 .

(65) , , , : " , , , ." , : " , , , ."

(66) ;

(67) Bức vẽ Ba Ngôi giống nhau này là sự cách tân về việc thể hiện mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Gần đây, thấy xuất hiện bên phương Tây hình vẽ Chúa Cha, Chúa Con giống nhau, còn Chúa Thánh Thần vẫn dùng hình chim bồ câu. Có thể đọc thấy : “Ne croyez pas que Je sois ce terrible vieillard que les hommes représentent dans leurs images et dans leurs livres ! Non ! Non ! Je ne suis ni plus jeune, ni plus vieux que Mon Fils et Mon Esprit Saint” trong Le Père Parle à Ses Enfants (Cha nói với con cái ; Association “Dio è Pader – Casa Pater”, Boîte Postale 135 – I – 67100 L’Aquila, Imprimatur : Petrus Canisius van Lierde, Vic. Generalis e Vic. Civit. Vaticanae, Roma, die 13 Martii 1989). Bản dịch tiếng Anh : “Do not think of Me as a frightening old man whom men depict in their pictures and books ! No, no, I am neither younger nor older than My Son and My Holy Spirit” (The Icon of the Divine Heart of God the Father – Apologia and Canon, p. 36, Marcelle Bartolo-Abela, 2012). Tạm dịch : “Đừng tưởng rằng Cha là một ông già đáng kinh sợ như người ta trình bày trong các bức họa hay các sách vở của họ ! Không ! Không ! Cha chẳng trẻ hơn mà cũng không già hơn Con Cha và Thánh Thần của Cha”.

   Tuy nhiên tại Việt Nam, ngay từ cuối thế kỉ XIX, trong Sách Truyên Các Thánh Toát Yếu, đã đề cập ở đầu bài, diễn tả khá chi tiết về Chúa Ba Ngôi, dù lời văn cổ xưa, nhưng ý tưởng đến nay vẫn là điều mới mẻ. Xin giới thiệu một đoạn phiên âm, từ t. 124b – 125a :

   (t. 124b) ... Có hai việc trọng hơn : một là biết, hai là yêu, thì Đức Chúa Cha lấy hai giống ấy, mà hằng thông biết tính mình chẳng có khi đừng, cho nên Đức Chúa Cha biết mình thì liền có Ngôi Con, vì giống Đức Chúa Cha mọi đàng, khác một Ngôi mà chớ. Lại Ngôi Cha Ngôi Con khác nhau thì hằng có Ngôi (S)pi-ri-to Sang-to là một ý một phép cùng Ngôi Cha Ngôi Con, khác một Ngôi mà chớ. Ba Ngôi trọng vô cùng là Đức Chúa Trời thật. Song le chớ ngờ là Cha sinh ra Con như người thế gian làm chi, vì chưng sự thế gian là sự hèn. Đức Chúa Cha sinh ra Con cách lạ lắm : Đức Chúa Cha bởi thấy cùng biết mình thì liền có Ngôi Con. Thí dụ như kẻ cầm gương mà muốn xem thấy mặt mình thì hình tượng mặt mình lại có trong ấy. Vậy Đức Chúa Cha thông biết mình thì liền sinh ra Con, là Ngôi Hai giống Đức Chúa Cha mọi sự, vì cũng một tính một phép cùng Đức Chúa Cha. Ấy là Con thật, như dưới thế gian người ta sinh ra con vì sinh ra giống mình. Ấy là sự về Ngôi Con thì làm vậy. Sau nữa bởi Ngôi Cha Ngôi Con yêu nhau là yêu vô cùng liền có Ngôi khác là (S)pi-ri-to Sang-to, nghĩa là Thần Thánh, cũng là lời chung cùng Ngôi Cha Ngôi Con. Song le dưới thế gian chẳng có tiếng nào mượn được mà giảng cho ra lẽ trọng ấy, thì lấy tên chung làm riêng mà rằng Ngôi Thứ Ba là (S)pi-ri-to Sang-to. Ấy vậy Ngôi Thứ Nhất là Cha, Ngôi Thứ Hai là Con, Ngôi Thứ Ba là (S)pi-ri-to Sang-to. Khi rằng "Ngôi Nhất, Ngôi Hai", thì chớ ngờ là Ngôi Nhất trọng, Ngôi Hai hèn hay là kém phần nào chẳng bằng Ngôi Nhất làm chi, vì chưng Ba Ngôi cũng một tính trọng vô cùng thì bằng nhau cả và ba. Sau nữa chớ ngờ là Cha thì trước mà Con thì sau, vì có Cha liền có Con liền có (S)pi-ri-to Sang-to cũng một trật, chẳng có Ngôi nào trước sau. Thí dụ như lửa : có lửa liền có (t. 125a) sáng liền có nóng. Ấy vậy có Ngôi Cha cùng có Ngôi Con cùng có Ngôi (S)pi-ri-to Sang-to nữa. Chớ ngờ là Cha già Con trẻ làm chi ; sự già trẻ về kẻ có xác hay mòn hay nát, như kẻ ở thế gian một ngày một lớn, khi đến ngằn ấy thì lại trở xuống chẳng còn lớn nữa, càng ngày càng già hơn. Song le sự thiêng liêng bởi chẳng có xác thì chẳng có khi già, vì chưng như xác ấy chẳng còn chết nữa.

   Khi vẽ hình Đức Chúa Cha thì vẽ như ông già có nhiều tuổi, ấy là muốn cho người ta biết hằng có vậy. Khi vẽ hình Đức Chúa Con thì vẽ như hình Ngôi Cha cũng được, cũng hằng như Ngôi Cha nữa ; song le bởi thuở xưa Ngôi Con xuống thế làm người thật, mà rày lên trời cũng hãy còn tính người ta, thì vẽ bằng tuổi Người lên trời là ba mươi ba. Khi vẽ Ngôi (S)pi-ri-to Sang-to thì vẽ như Ngôi Cha Ngôi Con cũng được ; song le bởi thuở xưa Ngôi Ba lấy hình chim bồ câu mà đỗ trên đầu Đức Chúa Je-su, thì vẽ như hình chim bồ câu ấy cho người ta được biết Ngôi (S)pi-ri-to Sang-to. Sự Đức Chúa Trời Ba Ngôi nói ít vậy, vì chẳng lấy được lẽ gì mà nói cho hết sự ấy...

(68) ; Từ Quang Khải người đời Minh, sinh năm Gia Tĩnh 41 (tức 1562), qua đời năm Sùng Trinh 6 (1633), tự Tử Tiên, hiệu Huyền Hỗ, một nhà bác học Trung Hoa, đậu cử nhân lúc 35 tuổi, tiến sĩ năm 42 tuổi. Từ năm 1600, ông gặp gỡ và kết thân với cha Ricci (tức Lị Mã-đậu, xem chú thích 3), học tập ở cha cả về giáo lí Công giáo (ông theo đạo năm 1603 với tên thánh là 祿 Bảo-lộc [= Phao-lô]), cả về các tri thức Tây phương, rồi đem áp dụng vào thực tế Trung Hoa. Ông vừa dịch vừa viết rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu như cùng dịch với cha Ricci tác phẩm Cơ sở hình học của Euclide gồm 6 quyển với tên Kỉ hà nguyên bản (từ tên gọi này mà trước đây môn hình học vẫn được gọi là môn kỉ hà học [kỉ hà = bao nhiêu]). Lương Khải Siêu đã đánh giá bộ sách này là : 玉,是 [tự tự tinh kim mĩ ngọc, thị thiên cổ bất hủ trứ thư = từng chữ vàng ròng ngọc đẹp, là một trứ tác ngàn đời không nát]. Chính trong bộ sách này, mà nhiều khái niệm toán học Tây phương đã được diễn tả bằng Chữ Nho, như : điểm, tuyến, diện, bình diện, khúc tuyến, khúc diện, trực giác (góc vuông), độn giác (góc tù), nhuệ giác (góc nhọn), thùy tuyến (đường xiên), bình hành tuyến (đường song song), tam giác hình, tứ biên hình, đa biên hình, viên (hình tròn), viên tâm... Ông chủ biên Sùng Trinh lịch thư gồm 137 quyển là cơ sở cho lịch pháp Trung Hoa sốt 300 năm. Ông nghiên cứu nông nghiệp Tây phương, cùng Hùng Tam Bạt hợp dịch 西 Thái Tây thuỷ pháp gồm 6 quyển. Ông còn tự tham gia thực tế, như di thực thành công giống khoai Phúc Kiến đến Thượng Hải. Khi đã già, ông còn soạn Nông chính toàn thư gồm 60 quyển. Về phần đạo, ông soạn các sách dưới dạng văn vần để dễ học, dễ nhớ, như : Đại tán thi (viết theo thể kinh Thi), Hiến tâm tụng, Da-tô tượng tán (ca ngợi tượng Chúa Giê-su), Thánh Mẫu tượng tán, Chính đạo đề cương (những điều chính về đường thật), Quy giới châm tán (các lời răn), Thập giới châm tán (Mười điều răn), Khắc tội thất đức châm tán (cải tội bảy mối bằng bảy đức), Chân phúc bát đoan châm tán (tám mối phúc thật), Ai căng thập tứ đoan châm tán (Mười bốn mối thương xót).

   Do tính ngay thẳng, cương trực, ông bị triều đình ghét, nhưng vẫn luôn sống thanh liêm, chết trong cảnh rất túng quẫn (người ta thuật lại là trong nhà không có đến 10 lạng bạc). Vua Sùng Trinh nhà Minh tặng tên thụy là Văn Định. Năm 1641, di cốt của ông được quy táng tại Từ Gia Vựng (vựng cũng viết , , mà với các tự dạng này lại có thể đọc là hối). Trước mộ của ông có bia đá lớn, trung ngạch đề : Văn vũ nguyên huân, bên phải đề : Hi triều nguyên phủ, bên trái đề : Vương tá Nho tông, dưới cùng đề : Minh cố Đại phu Thái tử thái bảo, tặng Thiếu bảo thái bảo, Lễ bộ Thượng thư kiêm Văn Uyên các Đại học sĩ Từ Văn Định công mộ khuyết. Hai bên bia tạc đôi câu đối :

      ;
      .
      Trị lịch minh nông bách thế sư, kinh thiên vĩ địa ;
      Xuất tướng nhập tướng nhất cá thần, phấn vũ quỹ văn.
   Nghĩa là :
      Thầy trăm đời sửa sang lịch, làm tỏ nghề nông,
         dọc trời ngang đất ;
      Một bề tôi ra làm tướng (võ), vào làm tướng (văn),
         hăng say việc võ, lo liệu việc văn.

   Nói thêm về “xuất tướng nhập tướng”. Chữ dùng về quân sự, như đại tướng, thiếu tướng…; chữ dùng về chính trị, như thủ tướng, tể tướng. “Xuất tướng” có nghĩa là ra ngoài thì bảo vệ giang sơn cương thổ, “nhập tướng” có nghĩa là vào triều thì bao quát việc triều chính. Ở Việt Nam, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng từng có câu đối Nôm (sau khi cùng với quân của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ dẹp tan chúa Trịnh ở Bắc Hà, vương kéo quân về Nam, để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại với Vũ Văn Dũng) như sau :

      𨷑 抾 乾 坤 , 𠚢 𢬣 買 別 ;
      𠚢 𠓨 將 相 , 此 虐 眜 麻 䁛 .
      Mở khép càn khôn, có ra tay mới biết ;
      Ra vào tướng tướng, thử ngước mắt mà coi.

   Chính đôi câu kiêu ngạo này đã nên mầm mống làm tan tành sự nghiệp của Nguyễn Hữu Chỉnh.

(69) 西 ; .

BÙI NGỌC HIỂN
(còn tiếp)



Tham khảo thêm :